Trong thời gian qua, Phòng Tư vấn pháp luật của Công đoàn Dầu khí Việt Nam (CĐ DKVN) nhận được một số câu hỏi liên quan đến xử lý cán bộ công đoàn vi phạm trong công tác kiểm tra, xử lý khiếu nại tố cáo.
Trong loạt câu hỏi gửi về Phòng Tư vấn pháp luật (TVPL) CĐ DKVN trong tháng 4/2018, có một câu hỏi rất cụ thể: “Cán bộ công đoàn các cấp vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?”.
Người lao động dầu khí luôn cần cán bộ công đoàn đủ cả tâm và tài
Phòng TVPL CĐ DKVN cho biết, căn cứ Điều 12 của Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1602/QĐ-TLĐ ngày 15/9/2017 quy định về việc xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn thì cán bộ công đoàn vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát được xử lý kỷ luật như sau:
Nếu cán bộ vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cụ thể: Làm trái các quy định trong công tác kiểm tra, giám sát; trì hoãn, lẩn tránh hoặc không cung cấp văn bản, tài liệu, chứng cứ, số liệu theo yêu cầu của tổ chức kiểm tra, giám sát hoặc đối phó, cản trở với đoàn kiểm tra, giám sát dưới mọi hình thức; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với kết luận hoặc kiến nghị của đoàn kiểm tra, giám sát hoặc của cấp có thẩm quyền; kiểm tra, giám sát vượt quá phạm vi, đối tượng, nội dung ghi trong quyết định mà không được cấp có thẩm quyền cho phép; quyết định kiểm tra, giám sát vượt quá thẩm quyền; lờ đi, bỏ qua các vi phạm khuyết điểm của tập thể, cá nhân bị kiểm tra mà trong quá trình kiểm tra đã phát hiện; bị cơ quan, tổ chức khác chỉ ra các sai phạm khuyết điểm mà trước đó đã được đoàn kiểm tra của công đoàn kết luận không có vi phạm khuyết điểm.
Nếu đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo, khiển trách trong các trường hợp nêu trên mà vẫn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
Đặc biệt là các trường hợp như: Lợi dụng vị trí công tác can thiệp, áp đặt việc xây dựng kế hoạch, việc tiến hành kiểm tra, giám sát, việc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong kiểm tra để làm trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng kiểm tra; can thiệp trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tổ chức công đoàn vào hoạt động kiểm tra; chiếm giữ, tiêu hủy tài liệu, vật chứng, làm sai lệch hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra; tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu trái quy định về kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc về nội dung kết luận kiểm tra, giám sát khi chưa được người có thẩm quyền ký duyệt hay chưa được phép công bố; phát hiện hành vi vi phạm trong hoạt động kiểm tra đến mức phải xử lý mà không chỉ đạo, quyết định hoặc không kiến nghị xử lý; giấu diếm, sửa chữa chứng từ, sổ sách hoặc thay đổi chứng cứ nhằm đối phó với các cơ quan kiểm tra, cũng bị xử lý cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức.
Trong các trường hợp trên nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc: Cố ý kết luận hoặc tham mưu kết luận sai sự thật, quyết định xử lý trái pháp luật để bao che giảm tội cho người khác trong hoạt động kiểm tra, giám sát; chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập, khống chế, vu khống người làm nhiệm vụ kiểm tra, người cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cho hoạt động kiểm tra, giám sát; cố ý không ra quyết định kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật; báo cáo sai sự thật, bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển Cơ quan Điều tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong tháng 5/2018, người lao động tại các đơn vị cũng gửi đến Phòng TVPL câu hỏi về việc xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại.
Phòng TVPL đã trả lời khá cụ thể, cán bộ vi phạm một trong các trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Các trường hợp cụ thể như: Viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên hoặc cùng người khác tham gia viết, ký tên trong cùng một đơn tố cáo mà nội dung đơn sai sự thật; tham gia hoặc bị người khác xúi giục, kích động, cưỡng ép tham gia khiếu kiện đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội; cá nhân có trách nhiệm nhưng tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin, tài liệu khác làm lộ danh tính người tố cáo, nội dung tố cáo; tiết lộ các thông tin, tài liệu, chứng cứ của vụ việc cho tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm biết; thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu, cản trở cán bộ, đoàn viên, người lao động trong việc thực hiện quyền tố cáo, khiếu nại; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức công đoàn có thẩm quyền và của các cơ quan, tổ chức về khiếu nại, tố cáo những vấn đề thuộc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trong trường hợp đã bị xử lý kỷ luật vi phạm theo các trường hợp nêu trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức, cụ thể gồm: Cố trì hoãn hoặc trốn tránh trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo, khiếu nại; làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết tố cáo, khiếu nại; báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh không đúng sự thật; không chấp hành quyết định về giải quyết khiếu nại; kết luận, quyết định giải quyết tố cáo của tổ chức đảng, chuyên môn, đoàn thể có thẩm quyền đã giải quyết đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục và có hiệu lực pháp luật; vu cáo, vu khống người đang làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tung tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo; có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; tố cáo mang tính bịa đặt, vu khống, đả kích có dụng ý xấu, bôi nhọ thanh danh, gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Nghiêm trọng nhất là các vi phạm nêu trên gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp thì kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cán bộ công đoàn đại diện cho người lao động, muốn giành được sự tin yêu của đồng nghiệp, công đoàn viên, người lao động luôn phải giữ các chuẩn mực đạo đức, công minh, liêm chính. Bất cứ cán bộ công đoàn nào vi phạm trong công tác đều có hình thức xử lý cụ thể, nghiêm khắc và bình đẳng trước pháp luật.
Cán bộ công đoàn vi phạm có thể bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển Cơ quan Điều tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tùng Dương
Công đoàn Vietsovpetro trao tặng xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Thực hiện chương công tác năm 2018, nhằm động viên, khuyến khích các em học sinh vượt khó, học giỏi trong năm học 2017 - ... |
Công đoàn PV Drilling: Xây dựng văn hóa an toàn
An toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và an toàn thực phẩm (ATVSLĐ-PCCN, ATGT, ATTP) là những ... |
Công đoàn Dầu khí Việt Nam làm việc với lãnh đạo NSRP
Ngày 28/6, tại Trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (18 Láng Hạ, Hà Nội), đoàn công tác Công ty TNHH Lọc hóa dầu ... |