Cán bộ có biểu hiện suy thoái: Buồn và tiếc

Ông Nguyễn Túc bày tỏ nỗi buồn và tiếc cho những cán bộ có điều kiện để phát triển nhưng lại để mất sự nghiệp vì chuyện tình ái.

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bá Cảnh, Thành ủy viên, Phó trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng.

Trong thời gian giữ các cương vị Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Cảnh đã sống chung với người khác như vợ chồng và có con riêng khi đang có vợ trong thời gian hôn nhân hợp pháp.

Trước trường hợp của ông Nguyễn Bá Cảnh, vào năm 2018, ông Lê Trương Hải Hiếu - Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch UBND quận 12 (TP.HCM) cũng bị kỷ luật khiển trách vì vi phạm lối sống Đảng viên khi quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung, song chậm báo cáo với tổ chức.

Trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bày tỏ nỗi buồn trước một số trường hợp cán bộ bị kỷ luật nói trên.

Hình thức kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Bá Cảnh, theo ông Nguyễn Túc là đúng, bởi đã là kỷ luật của Đảng thì phải chấp hành, dù có thương cũng không có cách nào khác. Đây cũng lời cảnh báo cho tất cả cán bộ, đảng viên nói chung, đặc biệt là các cán bộ trẻ phải biết tự giữ mình, đừng buông thả.

can bo co bieu hien suy thoai buon va tiec
Ông Nguyễn Bá Cảnh bị kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng

"Đại hội VI của Đảng chính thức khởi xướng sự nghiệp đổi mới. Đến Đại hội VII, Đảng ta nhận định, một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thoái hóa, biến chất. Đến Đại hội VIII, không phải "một số" nữa mà là "một bộ phận" cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thoái hóa, biến chất.

Hội nghị Trung ương 6 lần 2 chống thoái hóa biến chất nhưng đến Đại hội IX không còn là "một bộ phận" nữa mà là "một bộ phận không nhỏ" cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thoái hóa, biến chất.

Đến Đại hội X, dự thảo 4 định bỏ chữ "không nhỏ" nhưng cuối cùng vẫn không bỏ được và đến Đại hội XII vẫn là "một bộ phận không nhỏ" cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thoái hóa, biến chất"- ông Nguyễn Túc cho biết.

Lý giải điều này, ông Nguyễn Túc cho rằng có những yếu tố khách quan và chủ quan. Nếu trong thời bao cấp, cái tôi có thể phục vụ cái ta thì đến thời kỳ đổi mới phải giải quyết hài hòa lợi ích giữa cái tôi và cái ta, có như vậy mới khơi gợi được động lực trong từng con người phát triển. Nhưng giữa cái tôi với cái ta, con người thường không giải quyết hài hòa được mà cứ hay nhấn mạnh cái tôi nhiều hơn, tính lợi cho cái tôi nhiều hơn cái ta.

Chính vì vậy, bản thân những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền không tự kiềm chế được mình, không giữ được cân bằng giữa lợi ích chung-riêng, dễ bị sa đọa, mà thời xưa vẫn gọi là "hủ hóa".

"Tôi nhớ trong thời bao cấp, ai bị quy vào tội hủ hóa thì sự nghiệp chính trị coi như chấm dứt bởi tội ấy chỉ nhẹ hơn tội phản quốc mà thôi. Thế nhưng, đến thời đổi mới, có những người coi hủ hóa, chuyện trai gái là chuyện bình thường, không ít cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, vướng vào tình và tiền, dẫn đến vi phạm.

Ông Nguyễn Bá Cảnh là một trong những trường hợp ấy. Nó cho thấy ham muốn của con người không được kiềm chế, chỉ tiếc cho một cán bộ trẻ, con một gia đình cơ bản nhưng lại vi phạm vào những điều đảng viên không được làm, hơn nữa đó lại là vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống.

Thời chúng tôi rất khác. Người yêu đến phải mở cửa trước, cửa sau, hai người ngồi đối diện với nhau, đến bây giờ nghe kể lại con cháu lấy làm lạ, nhưng có như vậy mới giữ được hành phúc bền lâu.

Thế nên, tôi thấy rất tiếc và buồn khi chuyện quan hệ tình ái làm mất đi sự nghiệp của một cán bộ có điều kiện để phát triển", ông Nguyễn Túc bày tỏ.

Để phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, theo vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, phải đẩy mạnh tự phê bình và phê bình.

Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự phê bình bản thân đã không kiềm chế được, đồng thời chi bộ, tổ chức đảng nơi cán bộ, đảng viên công tác phải cương quyết phê bình đến nơi đến chốn khi thấy đồng chí của mình vi phạm.

"Dưới thời đổi mới, công tác đấu tranh trong nội bộ đã bị giảm sút. Lẽ ra chi bộ, tổ chức đảng thấy đồng chí của mình vi phạm thì phải ngăn cản, nếu thương vì phải đấu tranh để đồng chí của mình không sa ngã. Đó mới là điều quan trọng.

Nhưng hiện nay, như câu cửa miệng "đấu tranh thì tránh đâu", nhiều người sợ đấu tranh, phê bình người có chức, có quyền thì sẽ bị trù úm nên sinh ra ngại", ông Nguyễn Túc nhận xét.

can bo co bieu hien suy thoai buon va tiec Nguy cơ 'suy thoái tồi tệ nhất lịch sử' TQ sau chiến tranh thương mại

Chuyên gia cảnh báo chiến tranh thương mại với Mỹ có thể gây thiệt hại nặng nề cho Trung Quốc và mang lại đợt suy ...

can bo co bieu hien suy thoai buon va tiec Điện ảnh Việt Nam có đứng trước nguy cơ suy thoái?

Nền điện ảnh Việt năm 2018 có quá nhiều ảm đạm với chỉ vỏn vẹn 5 bộ phim thành công về doanh thu, trong khi ...

/ http://baodatviet.vn