Cần phải làm gì trước khi chiến tranh bùng nổ...
Chúng tôi mới chuyển đến bạn đọc bài viết \'Trump bóp chết Cánh tay Thần Chết của Putin\', DVO ngày 11/11/2018) về ý kiến của Thượng tướng Nag Viktor Esin trước khả năng Mỹ rút khỏi Hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung (INF).
Để tiếp tục chủ đề này, xin giới thiệu tiếp bài viết của Viện sỹ, Tiến sỹ khoa học quân sự, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga, Đại tá Hải quân Konstantin Sivkov với tiêu đề và phụ đề trên. Bài đăng trên” Người đưa tin công nghiệp quân sự (VPK) Nga ngày 6/11/2018. Các ảnh, những phần in đậm trong bài đều là của tác giả.
“Mỹ đã bắt đầu triển khai thực hiện đường lối bằng mọi cách phải đạt được ưu thế hạt nhân tuyệt đối nhằm dọa dẫm Nga và Trung Quốc. Cần phải hiểu rằng, người Mỹ sẽ áp dụng đường lối này với cả các nước khác, kể cả những nước tuy là đồng minh của Mỹ, nhưng có khả năng thực thi một chính sách đối ngoại độc lập, cụ thể như Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn.
Từ cách đây 5 năm, khi thất bại của chiến dịch “Mùa xuân A rập” (của Mỹ) đã trở thành một thực tế hiển nhiên, tác giả bài viết này (tức Konstantin Sivkov) đã từng đưa ra kết luận rằng trước sau gì Mỹ cũng sẽ thực hiện chính sách đe dọa hạt nhân.
Đến trước thời điểm đó (Mùa xuân A rập), Mỹ đã thất bại cả về quân sự lẫn chính trị tại Iraq và Pakistan.
Cụ thể, tuy đè bẹp được Quân đội của Saddam Hutsein và đánh bại đội quân phi chính quy của Taliban nhưng Quân đội Mỹ đã không đủ khả năng thiết lập và duy trì quyền kiểm soát các khu vực lãnh thổ mà họ chiếm đóng (tại các nước này).
Các chính quyền do Mỹ dựng lên ở những nước đó không còn lối thoát nào khác ngoài việc phải tìm kiếm sự đồng thuận với các lực lượng giải phóng dân tộc- du kích địa phương.
Kết quả là người Mỹ không thể trụ lại ở Iraq,- giới cầm quyền nước này (Iraq) buộc phải chuyển sang thực thi chính sách (đối ngoại) đa phương với ưu tiên được giành cho Iran.
“Một trong những dấu hiệu cho thấy kẻ xâm lược đã sẵn sàng cho cuộc tấn công là lệnh triệu hồi đại sứ và các nhân viên ngoại giao về nước”.
Còn tại Afgansitan, lực lượng đồn trú Mỹ chỉ kiểm soát được các căn cứ của mình, khu vực lãnh thổ còn lại nằm dưới sự kiểm soát của Taliban dù “chúng đã bị đánh bại hoàn toàn” (đó là tuyên bố của George Bush), của những nhóm du kích nhiều bộ tộc khác nhau và các tổ chức Hồi giáo cực đoan.
Quân đội chính quyền trung ương (Afganistan) chỉ nắm quyền kiểm soát một phần nhỏ lãnh thổ Afganistan. Cũng phải nói thêm rằng- không thể coi chính quyền Công hòa Hồi giáo Afgansitan (hiện nay) là một chính quyền bù nhìn, bởi vì họ buộc phải tính đến quan điểm của các lực lượng khác tại Afgansitan với phần lớn trong số đó là các thế lực có quan điểm chống Mỹ cực đoan.
Nói cách khác là: tính từ thời điểm (Mỹ) lấy vụ khủng bố 11/9/2001 làm cái cớ để tiến hành các chiến dịch nhằm xác lập quyền kiểm soát những nguồn lực chủ yếu tại Trung Đông và bằng cách đó đảm bảo cho mình (Mỹ) quyền “điều chỉnh” sự phát triển của các nước khác, nước Mỹ đã phải liên tiếp chịu thất bại.
Cả “sức mạnh cứng”, cả “sức mạnh mềm” đều không giúp được gì nhiều cho người Mỹ. Trong khi cùng khoảng thời gian đó, vai trò lãnh đạo về tinh thần và kinh tế của Mỹ cũng đang bị “bào mòn” nhanh chóng.
Một mặt, (về kinh tế) Trung Quốc đang bám đuổi sát ngay Mỹ và phát triển với tốc độ chưa từng có (lặp lại sự đột phá của Liên Xô trong những năm 30-50 của thế kỷ trước).
Mặt khác, nhân dân và kể cả tầng lớp tinh hoa của nhiều nước trên thế giới ngày càng có xu hướng không chấp nhận những giá trị tự do kiểu Mỹ- những giá trị tinh thần vốn là nền tảng tư tưởng tạo nên chủ nghĩa bành trướng Mỹ và chủ nghĩa bành trướng của thế lực quyền lực xuyên quốc gia.
Trong những bối cảnh như vậy, giới tinh hoa có tham vọng thống trị thế giới chỉ còn một công cụ duy nhất trong tay để đạt được mục đích (thống trị thế giới) của mình- đó là vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, mưu đồ dọa dẫm thế giới của họ đã bị sức mạnh lực lượng kiềm chế hạt nhân có chức năng giữ cân bằng chiến lược của Nga cản đường.
Obama mở đường
Khi giới cầm quyền Mỹ và thế lực xuyên quốc gia bắt đầu nhận thức được một cách rất rõ ràng rằng để duy trì được vị thế thống trị thế giới, trong tay họ đã không còn một công cụ nào khác, ngoài chiếc gậy hạt nhân, họ bắt đầu những nỗ lực nhằm đạt được ưu thế trong lĩnh vực này.
Người Mỹ có hai ưu thế chủ yếu trước Nga: một là tiềm lực phục hồi (hạt nhân) cực lớn (xin mở ngoặc rất ngắn gọn- tiềm lực phục hồi- đó là những đầu tác chiến đã được dỡ bỏ khỏi phương tiện mang đưa đi bảo quản - nhưng có thể lắp trở lại vào phương tiện mang, Urani và Plutoni vũ khí có thể tái sử dụng cho đầu đạn hạt nhân- ND),- vào thời kỳ đó (2012-2014)- tiềm lực phục hồi của Mỹ được đánh giá vào khoảng 6.000 đầu tác chiến, một lượng dự trữ Urani rất lớn, cộng thêm gần 500 tấn Plutoni (những số liệu này có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet).
Xin bổ sung thêm: Mỹ có tiềm lực phục hồi lớn là do họ giữ lại các đầu tác chiến, trong khi đó thì Nga tháo dỡ hết và hủy (các đầu tác chiến), lượng Urani và Plutoni vũ khí từ các đầu tác chiến đó được chuyển giao hết cho người Mỹ theo thỏa thuận Chernomydin- Gore (thỏa thuận liên chính phủ LB Nga-Mỹ ký ngày 18/2/1993 có thời hạn 20 năm với nội dung tái chế 500 tấn Urani vũ khí Nga (tương đương với lượng Urani của 20.000 đầu đạn hạt nhân) thành Urani nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân Mỹ (Urani làm giàu cấp độ thấp), các hợp đồng đã ký đến cuối năm 2013 có giá trị 11,5 tỷ đôla - ND).
Thế chiến thứ nhất đã ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?
Cả thế giới đang kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến lần thứ nhất. Đúng là cuộc chiến tranh thế giới, bởi vì ... |
100 năm sau Thế chiến 1, TT Mỹ "đồng sàng dị mộng" với châu Âu
Ông Trump đến Paris tham dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I cùng các lãnh đạo thế giới, nhưng những gì ... |
Thế giới 100 năm sau Thế chiến 1 và lời cảnh báo về \'ác quỷ xưa\'
Trước hơn 60 lãnh đạo các nước tới dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I, Tổng thống Pháp Macron cảnh báo ... |
Những bức ảnh đặc biệt về Thế chiến I
Kéo dài từ 1914-1918, Thế chiến I bắt nguồn từ mâu thuẫn của các đế quốc về vấn đề phân chia thuộc địa. Tuy nhiên ... |