Bộ Nội vụ đang nghiên cứu, đề xuất bổ sung các quy định về văn hóa công vụ, trong đó có việc cấm công chức nịnh bợ cấp trên, vào Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức (sửa đổi). Sẽ có quy định “công chức không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng”.
Bộ Nội vụ đang nghiên cứu, đề xuất bổ sung các quy định về văn hóa công vụ, trong đó có việc cấm công chức nịnh bợ cấp trên, vào Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức (sửa đổi). Sẽ có quy định “công chức không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng”.
Nịnh là hành vi thuộc phạm trù đạo đức, nay luật hóa để chế tài xử phạt, càng nghĩ càng thấy khó lắm thay.
Xác định như thế nào là hành vi nịnh không trong sáng để xử phạt quả là không dễ dàng. Một câu nói, một cú nghiêng mình, một ánh mắt, một động tác kín đáo chỉ dành riêng cho người “được nịnh” hoặc “bị nịnh”, đố ai phát hiện ra được. Và cho dù phát hiện được, chứng minh hành vi nịnh đó như thế nào lại là chuyện khác.
Người nịnh không nịnh trước đám đông, ở công sở, trong giờ làm việc, mà nịnh ở nơi khác, ở nhà hàng, ở nhà riêng, ở nhà sếp, vậy thì lúc đó có quan hệ gì với công việc để xác định là hành vi của công chức.
Lãnh đạo thích nghe nịnh, khoái những kẻ xu nịnh thì ai dám nói người nịnh đó có động cơ không trong sáng. Lãnh đạo cho rằng đó là những lời nói động viên “rất trong sáng” thì ai dám cãi. Tôi không thấy đó là nịnh sao anh biết đó là nịnh?
Không có cái tai thích nghe nịnh thì làm sao có kẻ xu nịnh.
Dù có quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật để ngăn chặn hành vi xu nịnh thì nó vẫn tồn tại nếu quan chức thích nghe nịnh, còn những người lãnh đạo thích nghe lời nịnh hơn lời trung.
Người xưa nói “trung ngôn nghịch nhĩ”, thời nay có mấy ai lấy lời “nghịch nhĩ” làm điều răn mình. Ở đâu có người làm lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, áp đặt ý chí của mình xuống cấp dưới, thù ghét những người ngay thẳng dám nói lời can gián, thì ở đó là môi trường sinh ra đám xu nịnh, ở đó chỉ có lời dối trá.
Chưa kể, nhiều cơ quan, thậm chí là cả địa phương, đưa nhiều người trong gia đình, dòng họ làm cán bộ lãnh đạo, giữ những vị trí quan trọng trong cơ quan và trong địa phương, thì ở đó không chỉ là xu nịnh, mà là sự thần phục. Những cơ quan, địa phương đó không còn có dân chủ, mà làm việc theo tinh thần “quân chủ”.
Có những hành vi dùng pháp luật để điều chỉnh, nhưng có những hành vi pháp luật không thể điều chỉnh, mà quan trọng nhất, cốt tử nhất là con người.
Tuyển chọn, sử dụng cán bộ lãnh đạo có thực tài, có thực tâm thì họ sẽ trọng tài, quý tâm. Ngược lại, họ sẽ sử dụng những kẻ bất tài và vô tâm, khi đó chỉ còn lại một đám vô năng vô đức sống bằng xu nịnh và đục khoét.
Dẹp thói nịnh bợ 'sếp'
Trong đề án văn hóa công vụ được Thủ tướng phê duyệt vào đầu năm 2019, bên cạnh các quy định về đạo đức công ... |
Có cần luật hóa một khái niệm mơ hồ: “Nịnh cấp trên”?
Trách nhiệm của Bộ Nội vụ là tham mưu giúp Chính phủ xây dựng bộ máy hoàn hảo, đánh giá công chức khách quan, đo ... |