Khái niệm “Cách mạng Công nghiệp 4.0” đã du nhập và được thảo luận khá nhiều tại Việt Nam trong khoảng 2 năm trở lại đây. Trong cuộc thảo luận tổ mới đây tại kì họp Quốc hội đang diễn ra, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho rằng: “Có lẽ chúng ta là một trong những quốc gia nói nhiều nhất về “Cách mạng Công nghiệp 4.0”.
Những cánh tay robot tự động trong dây chuyền sản xuất điện thoại di động tại nhà máy Samsung Thái Nguyên (ảnh: Yasuyuki Takagi).
Thế nhưng, ông Lộc cũng nêu ra quan ngại rằng, “nếu các chính sách về giáo dục, khoa học và công nghệ không có những thay đổi căn bản thì lấy đâu ra nguồn nhân lực và phát minh, sáng chế để khởi nghiệp, để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh”.
Cần nhận thức rõ rằng, công nghiệp 4.0 không phải chỉ là lí thuyết. Trên thực tế nó là một định nghĩa dù chưa được thống nhất nhưng lại cho thấy giá trị ứng dụng giúp thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động. Trong khi năng suất lao động của Việt Nam năm 2017 chỉ bằng 93,2% của Lào cũng đã phản ánh phần nào điều ông Lộc nói: Chúng ta đang nói nhiều, mà chưa có hàng lang pháp lí và áp dụng cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào sản xuất công nghiệp, kinh doanh, và thậm chí vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ công của bộ máy công quyền.
Công nghiệp 4.0 không phải có phép thần “hô biến” từ khái niệm sẽ hiện thực hóa được ngay trong xã hội, mà cần phải đầu tư – trước hết là chiến lược hành động và hành lang pháp lí. Trong khi người Thụy Điển bắt đầu cấy chip dưới da để thí điểm làm thẻ căn cước, trong khi EU bắt đầu bàn thảo về việc có nên giao quyền cho người máy robot” hay không…, thì tình trạng cứ nói nhiều mà ít triển khai hoặc giậm chân tại chỗ về một xu thế ứng dụng khoa học công nghệ (Công nghiệp 4.0) chắc chắn sẽ khiến nền kinh tế chậm phát triển hoặc thụt lùi trong cạnh tranh so với những quốc gia trong khu vực.
Mới đây, một công ty công nghệ đã ứng dụng robot giữ xe tự động với chi phí trang bị 1 triệu đồng/robot để giữ xe cho khách, thay vào đó tiết kiệm được chi phí thuê nhân công bảo vệ. Robot giữ xe tự động có camera ghi lại hình ảnh khách hàng gửi xe, có thể truy xuất, và cũng có thể kết nối đến trung tâm giám sát. Công nghiệp 4.0 là một xu thế, nhưng việc ứng dụng sớm hay muộn sẽ liên quan mật thiết đến cơ hội cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Nguồn kinh phí dành cho khoa học của Việt Nam chỉ tương đương 1 lon bia Heineken trên đầu người. Sự trông chờ vào ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học sẽ gặp nhiều hạn chế. Khối doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh sẽ là một nguồn lực rất lớn để thúc đẩy nền kinh tế bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những hành động cụ thể chứ không phải chỉ là sự hô hào.
Sân khấu không thể đứng ngoài nền công nghiệp 4.0
“Chúng ta đang bước vào nền Công nghiệp 4.0 và sân khấu không thể đứng ngoài. Thậm chí, sân khấu phải đổi mới tư duy, ... |
Vì sao Việt Nam xếp vào nhóm chưa sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0 ?
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy các chỉ số liên quan đến giáo dục, khoa học và công nghệ của ... |