Cách điều trị COVID-19 cho kết quả nhanh hơn bất kỳ loại vaccine nào

Trong khi vaccine COVID-19 đang được thử nghiệm lâm sàng, một nghiên cứu mới cho thấy các phương pháp điều trị COVID-19 tốt nhất có thể sử dụng trong thời gian này để chống lại sự lây lan của dịch bệnh.

Nghiên cứu có tiêu đề “Trạng thái hiện tại và tương lai của vaccine, thuốc kháng virus và liệu pháp gene điều trị COVID-19” đăng trên tạp chí Frontiers in Biology, cho thấy các loại thuốc kháng virus và liệu pháp gene được lựa chọn để điều trị COVID-19 có khả năng cho kết quả nhanh hơn bất kỳ loại vaccine nào, bởi vaccine phải mất vài tháng đến hơn một năm để phát triển đầy đủ và sẵn sàng đưa vào sử dụng.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bắc Carolina (Mỹ) tại Đồi Chapel đã nhắm đến mục tiêu không chỉ điều trị virus SARS-CoV-2 gây COVID-19, mà cả các chủng liên quan và các chủng có thể xuất hiện trong tương lai.

"Để giúp tập trung tìm kiếm phương pháp điều trị COVID-19 trên toàn cầu, chúng tôi cung cấp một nghiên cứu toàn diện về các phương thức có thể chống lại SARS-Cov-2 và các virus Corona liên quan, bao gồm các kết quả từ tất cả các thử nghiệm lâm sàng và tiền lâm sàng cho đến nay đối với vaccine chống SARS và MERS” - RT dẫn lời tiến sĩ Ralph Baric, giáo sư Khoa Dịch tễ học và Khoa Vi sinh và Miễn dịch học tại Đại học Bắc Carolina nói.

Bên cạnh vaccine, phương pháp điều trị hiệu quả nhất được nghiên cứu khuyến nghị là các thuốc kháng virus tương tự nucleoside - hợp chất vật liệu di truyền của virus để kết hợp và ngăn chặn tiến trình của nó. Các virus Corona được báo cáo có chứa một enzyme có thể loại bỏ các loại thuốc kháng virus này, nhưng có những trường hợp ngoại lệ.

Các phương pháp khác bao gồm sử dụng huyết tương từ những bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục và kháng thể đơn dòng, được tạo ra thông qua công nghệ sinh học để nhân bản tế bào cha mẹ. Tuy nhiên, phương pháp dùng kháng thể đơn dòng cũng sẽ gặp trở ngại do thời gian kéo dài.

Theo các nhà nghiên cứu, cách nhanh nhất và đơn giản nhất khi chưa có vaccine là liệu pháp gene. Bệnh nhân có thể có miễn dịch ngắn hạn bằng cách được cung cấp các kháng thể nhắm mục tiêu, các chất miễn dịch, peptide (phân đoạn của protein) kháng virus và các chất điều hòa miễn dịch vào đường hô hấp trên.

Mặc dù phương pháp “chủng ngừa thụ động” này không cung cấp miễn dịch COVID-19 hoàn toàn, song tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Long Pring Victor Tse tin rằng một “liều nhắm mục tiêu duy nhất” như vậy có thể bảo vệ bệnh nhân từ 1 tuần đến 1 năm.

Vẫn còn nhiều tranh cãi về thời điểm có một vaccine COVID-19 tiềm năng và thậm chí liệu có thể phát triển được vaccine này hay không vì vẫn còn rất ít thông tin về virus. Các nhà khoa học Trung Quốc thậm chí còn cảnh báo rằng khả năng đột biến của virus đã bị đánh giá thấp, điều này gây trở ngại lớn cho việc sản xuất vaccine.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố hôm 24.4 rằng các nhà lãnh đạo thế giới như Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết tham gia nỗ lực huy động 8 tỉ USD để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và phát triển vaccine.

cach dieu tri covid 19 cho ket qua nhanh hon bat ky loai vaccine nao Hơn 1.000 nhân viên y tế Philippines mắc covid-19

Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire hôm 25/4 cho biết số nhân viên y tế mắc covid-19 ở nước này đã lên đến ...

cach dieu tri covid 19 cho ket qua nhanh hon bat ky loai vaccine nao WHO và Anh chứng nhận bộ kít xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam

Cơ quan thẩm định của WHO công nhận sản phẩm bộ kít xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR của Việt Nam sản xuất theo ...

/ laodong.vn