Ngày 24.4, báo Lao Động có loạt bài phân tích xoay quanh việc đăng ký thông tin người dùng cho các nhà mạng nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc.
Đó là các bài "Bắt chủ thuê bao di động phải chụp ảnh: Nhà mạng có thể bị kiện"; Nhà mạng “đẩy khó” cho khách hàng.
Nghị định 49/2017/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực từ 24.4.2017, các nhà mạng có 1 năm để hoàn tất thông tin của khách hàng, hạn chế sim rác, tin nhắn rác. Thế nhưng việc triển khai lại rất chậm chạp và không có kế hoạch.
Để rồi khi gần đến thời hạn (24.4.2018), các nhà mạng mới ráo riết thông báo cho các chủ thuê bao đến bổ sung thông tin, nếu không sẽ bị khóa chiều đi khiến cho hàng triệu thuê bao di động nháo nhào đi đăng ký gây nghẽn mạng và đặc biệt là tình trạng kẹt cứng, lộn xộn tại các đại lý.
Độc giả Nguyễn Quang Anh cho rằng: "Nhà mạng hành khách hàng quá đáng. Bản thân tôi chỉ dùng 1 sim hơn 15 năm qua đã 3 lần cập nhật lại theo CMND và không có gì thay đổi. Dữ liệu trong CMND hoàn toàn có đủ thông tin khi cần đến để truy tìm chủ nhân của sim đó. Thế mà bây giờ lại phải cập nhật lại, đến cửa hàng xếp hàng để chụp ảnh tôi thấy phiền hà quá."
Nhiều độc giả còn cho rằng khách hàng gặp khó khăn trong việc đăng ký thông tin, nhất là khi thời hạn đăng ký được các nhà mạng thông báo cho người dùng rất ngắn.
"Rất nhiều thuê bao điện thoại trả trước ở các vùng: Nông thôn, rừng núi, hải đảo... không biết đến Nghị định 49, không sử dụng điện thoại thông minh, không biết sử dụng Internet, lại xa các cửa hàng dịch vụ viễn thông thì họ bổ sung thông tin cá nhân bằng cách nào?" - độc giả PV Được thắc mắc.
Nhà mạng dọa khóa một chiều là vi phạm luật pháp
Nghị định 49 chỉ quy định khách hàng có 4 thuê bao trở lên mới phải đi chụp ảnh. Tuy nhiên, khi thời hạn 24.4 đến gần, các nhà mạng cuống cuồng bắt tất cả khách hàng đến đăng ký và dọa sẽ khóa một chiều nếu không đến đăng ký thông tin cá nhân. Việc làm này của các nhà mạng là sai quy định và có thể bị người dùng kiện nếu người dùng bị khóa một chiều
Bàn luận về quy định trên, độc giả Lê Minh cho rằng: "Tinh thần Nghị định 49 và ý đồ tốt đẹp của người soạn thảo luôn bảo vệ cái tốt, cái đúng của khách hàng chứ không như các nhà mạng khi không làm được thì đẩy trách nhiệm cho khách hàng. Thật đáng buồn cho các nhà mạng, họ rất cửa quyền, độc đoán và cố tình hiểu sai tinh thần của Nghị định để trục lợi cho mình".
Độc giả Ngọc Lê cho biết: "Sim rác xuất phát từ nhà mạng. Bán tràn lan giờ không quản lý được thì siết, bắt người ta đăng ký lại. Hãy thống kê xem sau đợt này, cả xã hội đã tốn bao nhiêu chi phí cho việc bổ sung thông tin".
Độc giả Quang lại cho rằng: Đa số người dân không hiểu biết về luật pháp, từ đây phía nhà mạng đã lợi dụng làm những gì chưa đúng tinh thần của NĐ 49 này. Việc này đã làm phiền toái, mất thời gian, tốn kém tiền bạc của nhân dân, ngoài thời gian còn phải đóng phí cho mỗi lần làm hợp đồng thuê bao.
Nhiều độc giả đồng tình với chủ trương của Nghị định 49: "Chụp ảnh là tốt để cơ quan chức năng dễ tìm ra kẻ phạm tội! Đây là việc làm cần thiết để ngăn sim rác, tội lừa đảo...", độc giả Hoài Phương chia sẻ.
Tuy nhiên, cần xem xét lại các nhà mạng khi nhiều độc giả phản ánh "Đăng ký rồi mà tinh nhắn rác vẫn vào ào ào" - độc giả Trần Nguyên cho biết.
Sau ngày 24/4, những thuê bao nào sẽ bị khóa một chiều?
Dựa trên quy định tại Nghị định 49 cùng trao đổi của đại diện Cục Viễn thông, người dùng có thể xác định được thuê ... |
Đăng ký thuê bao di động trực tuyến quá tải những ngày cuối
Mặc dù 2/3 nhà mạng lớn đã hỗ trợ bổ sung thông tin tại nhà cho chủ thuê bao, thế như tình trạng quá tải ... |
Thất thủ ở cửa hàng đến app, nhà mạng lùi hạn nộp hình, khách chưa tin
Hơn 19h tối 22/4, cửa hàng của Viettel tại khu đô thị Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội vẫn trong tình trạng quá ... |