Viện Công nghệ sinh học đã cử một số cán bộ sang học tập và làm việc trực tiếp với nhóm học trò của ông Honjo- một trong hai tác giả của Nobel Y học 2018 về nghiên cứu trên.
Viện Công nghệ sinh học đã cử một số cán bộ sang học tập và làm việc trực tiếp với nhóm học trò của ông Honjo- một trong hai tác giả của Nobel Y học 2018 về nghiên cứu trên.
Giải thưởng Nobel Y học 2018 được trao cho 2 nhà khoa học James P. Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) vào ngày 1.10 về phương pháp điều trị ung thư bằng cơ chế “ức chế miễn dịch âm tính” đã mở ra nguyên lý mới trong điều trị căn bệnh này.
Đó là đánh giá của PGS, TS. Chu Hoàng Hà - Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Cũng theo PGS, TS. Hà, tế bào miễn dịch vốn có thể tiêu diệt tế bào lạ, nhưng khi tế bào lạ này là tế bào ung thư phát triển cơ chế ức chế phần nhận biết của tế bào miễn dịch, làm cho tế bào miễn dịch coi tế bào ung thư là tế bào bình thường và không tiêu diệt tế bào ung thư.
Bởi vậy, bằng việc phát hiện ra loại protein CTLA-4 và protein PD-1 hai nhà khoa học trên đã tìm ra cơ chế giải phóng ức chế của tế bào ung thư, làm cho tế bào miễn dịch nhận biết được và tiêu diệt tế bào ung thư.
Cơ chế hoạt động của protein CTLA - 4 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Allison. Ảnh: Twitter/Nobel Prize. |
Tuy rằng hai nhà khoa học tìm thấy phương pháp này trên 2 loại ung thư khác nhau nhưng đều cung cấp một nguyên lý chung “cơ chế ức chế miễn dịch âm tính” giúp cho các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu điều trị các loại ung thư khác.
Cơ chế hoạt động của protein PD-1 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Honjo. Ảnh: Twitter/Nobel Prize. |
Với thành tựu này, chúng ta có thể phát triển các loại thuốc có khả năng ức chế phân tử làm mù tế bào miễn dịch, làm cho tế bào miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư.
Hiện nay trên thế giới thuốc từ phương pháp này đang được phát triển, điển hình là những thử nghiệm thuốc ở Viện Nghiên cứu Ung thư (Mỹ) và Đại học Kyoto (Nhật Bản).
Còn ở Việt Nam hiện nay, theo PGS. TS Chu Hoàng Hà, do đây là thành tựu mới nên chúng ta chưa tiếp cận được nhiều. Nhận thức được điều đó, Viện Công nghệ sinh học đã cử một số cán bộ sang học tập và làm việc trực tiếp với nhóm học trò của ông Honjo về nghiên cứu trên.
Ngoài ra nghiên cứu trên về bệnh ung thư, các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam như viện Công nghệ sinh học, viện Hóa sinh biển, viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên,… còn phát triển các nghiên cứu về sàng lọc các hợp chất tự nhiên (cây thuốc, cây cỏ, vi sinh vật, sinh vật biển...) có khả năng tiêu diệt và ức chế tế bào ung thư, phát triển các vật liệu nano sinh học để tạo ra các phân tử thuốc hướng đích tiêu diệt tế bào ung thư nhưng ít gây ảnh hưởng xấu tới các tế bào bình thường.
Liệu pháp miễn dịch đẩy lùi ung thư cho cựu tổng thống Mỹ Carter
Cựu Tổng thống Jimmy Carter bị ung thư hắc tố giai đoạn 4, sau ba tháng điều trị bằng liệu pháp miễn dịch đã không ... |
62 triệu đồng một lọ thuốc miễn dịch chữa ung thư
Bệnh nhân sử dụng liệu pháp miễn dịch phải truyền 2 lọ thuốc miễn dịch cho một lần điều trị, với chu kỳ 3 tuần ... |
Hy vọng chữa khỏi ung thư từ liệu pháp miễn dịch giành giải Nobel Y học
Bằng cách kích thích hệ miễn dịch, nghiên cứu của James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) mang lại hy vọng đẩy lùi hoàn ... |