Chỉ trong vòng 3 tuần, liên tiếp 2 bộ trưởng và 1 cố vấn cấp cao trong chính phủ Canada đã đệ đơn xin từ chức nhằm thể hiện sự không đồng tình với cách thức xử lý khủng hoảng của Thủ tướng Justin Trudeau liên quan tới một vụ tố tụng hình sự.
Đây là cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất và có thể nói là chưa từng mà Thủ tướng Justin Trudeau phải đối mặt kể từ khi lên nắm quyền hồi năm 2015.
Sau cựu Bộ trưởng Tư pháp Wilson Rayboult, mới đây đến lượt Bộ trưởng Ngân sách Jean Philpott, vốn được xem là “ngôi sao” trong nội các của Thủ tướng Justin Trudeau tới gõ cửa văn phòng Thủ tướng xin từ chức. Điều đáng chú ý là trong tuyên bố của mình, bà Jean Philpott khẳng định đã mất niềm tin vào chính phủ, đồng thời dẫn chứng sức ép mà người đồng nghiệp của mình, Bộ trưởng Tư pháp Wilson Rayboult đã phải chịu đựng trong vụ truy tố tập đoàn xây dựng SNC- Lavalin.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Ảnh: CNN)
SNC-Lavalin là một trong những doanh nghiệp nhận được nhiều hỗ trợ nhất từ Cơ quan Phát triển Xuất khẩu của Chính phủ Canada (EDC), với quy mô lên tới 50 nghìn nhân lực trên toàn thế giới, trong đó 9 nghìn tại Canada. Từ năm 2015, tập đoàn có trụ sở tại Québec này đã phải đối mặt với những cáo buộc tham nhũng, hối lộ để đổi lấy các hợp đồng thương mại. Những bộ trưởng xin từ chức cho rằng, Thủ tướng Trudeau đã gây sức ép với cơ quan tư pháp để tập đoàn này được phép nộp phạt thay vì phải ra hầu tòa, bất chấp sự bác bỏ mạnh mẽ của nhà lãnh đạo Canada.
Dù thất vọng về quyết định từ chức của những bộ trưởng chủ chốt trong chính phủ, song Thủ tướng Trudeau vẫn khẳng định tôn trọng lựa chọn của các quan chức này và sẽ xem xét một cách nghiêm túc những lo ngại liên quan tới vụ việc. Ông cũng cho biết sẽ có câu trả lời thích hợp trong những ngày tới.
“Dù thất vọng, song tôi hiểu quyết định từ chức của Bộ trưởng Ngân sách. Trong bất kỳ nền dân chủ nào, những quan điểm khác nhau về một vấn đề là không thể tránh khỏi. Tôi muốn cảm ơn Bộ trưởng Ngân sách và đội ngũ của bà ấy vì những gì họ đã làm để mang lại những thay đổi mang tính cải cách cho đất nước và chúng tôi sẽ tiếp tục sứ mệnh quan trọng này", ông Trudeau nói.
Vụ bê bối liên quan tới SNC- Lavalin có thể xem là một đòn giáng mạnh nhất đối với Thủ tướng Trudeau kể từ khi ông lên nắm quyền tại Canada vào năm 2015 và diễn ra vào một thời điểm khá nhạy cảm, chưa đầy 7 tháng trước cuộc bầu cử Quốc hội tại nước này. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy, chỉ số tín nhiệm của đảng Tự do cầm quyền đang giảm. Trong khi đó, lần đầu tiên, tỷ lệ ủng hộ của đảng bảo thủ đối lập tăng tới 2% trong các cuộc thăm dò. Thủ lĩnh đối lập Andrew Scheer mới đây thậm chí còn tuyên bố, Chính phủ Canada đang lâm vào khủng hoảng, đồng thời gọi ông Trudeau là vị Thủ tướng “bị thất sủng”.
Tuy nhiên, nhiều Bộ trưởng trong nội các của Thủ tướng Trudeau đã đứng ra bênh vực ông. Theo Ngoại trưởng Chrystia Freeland, Thủ tướng không bao giờ gây sức ép một cách không thích hợp và khẳng định bà tin tưởng tuyệt đối vào nhà lãnh đạo đất nước. Còn Bộ trưởng Tài chính Bill Morneau thì cho rằng “hoàn toàn hợp lý” khi các quan chức của Bộ này thảo luận với các nhân viên Tư pháp về những tác động kinh tế theo sau quyết định của Bộ Tư pháp.
Chiến dịch bí mật của Canada nhằm ngăn "gián điệp Huawei"
Canada từng không cho ba người liên quan đến Huawei nhập cư với nghi ngờ họ là gián điệp. |
\'Công chúa Huawei\' - tù nhân sống xa hoa tại Canada
Hơn 3 tháng kể từ thời điểm bị chính quyền Canada bắt, Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu vẫn có cuộc sống vương ... |
Canada và chiến dịch bí mật cấm nhập cư với 3 "gián điệp" Huawei
Hồ sơ nhập cư của 3 người có liên hệ với Huawei cùng được một viên chức di trú Canada xử lý, dù các hồ ... |
\'Nhà tù\' xa xỉ của Mạnh Vãn Chu khiến dân Canada ghen tỵ
Việc bà Mạnh sống trong căn nhà sang trọng và đi lại tương đối tự do dù bị quản thúc khiến nhiều người dân Canada ... |