Tiết trời sang đông cả vùng núi như chìm trong cái lạnh tê tái. Hàng trăm học sinh trên người mong manh áo mỏng ngồi học trong phòng tranh tre, nứa lá trong cái rét buốt thấu da thịt .
Tại điểm trường Mô Rỗi thuộc trường Tiểu học Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), cô Trà Thị Thu - giáo viên tại điểm trường cho biết, điểm trường này có 18 cháu mẫu giáo và 7 cháu học sinh tiểu học. Những ngày này, việc ăn uống, nghỉ ngơi của các cháu rất khó khăn do giá lạnh, theo Dân Trí.
Tại điểm trường này, có 8 cháu ở lại cả tuần, cuối tuần mới được bố mẹ đón về nên các cháu ăn ngủ với các cô tại trường. Điểm trường chỉ có 2 cô nên việc ăn, ngủ, học hành đều do hai cô đảm trách.
Tuy giá rét và thiếu thốn đủ thứ nhưng việc học, ăn ở của các em học sinh ở đây không bị gián đoạn. Tất cả là nhờ vào bàn tay chăm sóc của 2 cô tại điểm trường này.
Còn ở xã Tam Thanh (xã vùng biên giáp nước bạn Lào) thuộc huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trong một ngày cuối năm, cái lạnh giá cũng đang bao trùm toàn bộ vùng núi rừng nơi biên giới.
Khu Ngàm với 61 học sinh, có 5 phòng học tranh tre đã xuống cấp không thể ngăn nổi cái lạnh lúc đông về, 24 bộ bàn ghế được các phụ huynh làm bằng gỗ rừng cũng đã đến lúc xập xệ.
Học sinh ở đây hầu hết là người dân tộc Thái. Hiện tại, bản Ngàm đã có điện thắp sáng, nhưng khu Ngàm dành cho học mầm non lại chưa có điện chiếu sáng nên dẫn đến việc nóng bức vào mùa hè, thiếu ánh sáng vào mùa đông.
Năm học 2016-2017, Tam Thanh có gần 300 trẻ mầm non ở 7 khu lẻ phải ngồi học trong cảnh mùa đông gió rít từng hồi, cái lạnh buốt thấu tận da thịt, theo Báo Hà Tĩnh.
Gần 300 học sinh ở Tam Thanh còn phải ngồi học trong phòng tranh tre nứa lá.
Ảnh: Trẻ em vùng cao Sìn Hồ co ro trong giá rét
Nhiệt độ xuống thấp, cộng với mưa phùn và sương mù rét buốt, học sinh vùng cao Sìn Hồ, Lai Châu vẫn đang cố gắng ... |