Bước chuyển mình của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Nhận thức và con người

Thời gian vừa qua, những vụ án liên quan đến một số cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khiến dư luận quan tâm, bức xúc. Bên cạnh những thông tin khách quan, còn nhiều luồng dư luận mang tính suy diễn, thiếu công tâm đã tác động tiêu cực đến tâm tư, tình cảm của hàng vạn người lao động dầu khí nhiệt huyết, làm giảm nhuệ khí, ảnh hưởng không tốt đến động lực cống hiến của họ.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đã chia sẻ với Báo Năng lượng Mới một số vấn đề xung quanh thực tế đó cũng như những ứng xử cần thiết để tránh những hệ lụy, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về vai trò của ngành Dầu khí thời gian qua và hiện nay, thời điểm khó khăn nhất của công nghiệp dầu khí thế giới nói chung và Tập đoàn Dầu khí nói riêng?

buoc chuyen minh cua tap doan dau khi viet nam nhan thuc va con nguoi


TS Võ Trí Thành:

Tập đoàn Dầu khí cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) khác đều đang ở trong tiến trình thay đổi, cải cách của Nhà nước nói chung. Câu chuyện tái cơ cấu ở

Tập đoàn Dầu khí không hoàn toàn là chuyện của riêng Tập đoàn, mà nhìn rộng ra đó là cả khu vực DNNN. Có hai điều cần đề cập hiện nay khi nói đến DNNN.


Thứ nhất, nhìn tổng thể có rất nhiều DNNN hiệu quả kinh doanh không cao (dĩ nhiên cũng có nhiều DNNN làm ăn khá). Tiến trình cải cách DNNN song hành cùng với quá trình đổi mới nhưng khó khăn, phức tạp và nhiều khi diễn ra rất chậm, ngay cả bây giờ cũng vậy. Ở đây có vấn đề về nhận thức.

Đối với Tập đoàn Dầu khí, tiến trình cải cách có thể “khó” hơn, “nặng” hơn một chút. Vì sao vậy? Từ trước đến nay vẫn có tư duy Nhà nước phải nắm “yết hầu” của DNNN.

Tập đoàn Dầu khí đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước, cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhất là giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015, cao nhất có năm chiếm 25% GDP của cả nước. “Chiếc bánh” GDP lớn là nhờ công đóng góp rất lớn củaTập đoàn Dầu khí. Vì thế, ngành Dầu khí luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước. Nhưng chính sự quan tâm đặc biệt đi cùng với tư duy cũ đôi khi làm cho độ linh hoạt, độ chuyển mình của PVN dưới góc độ tái cơ cấu trong tiến trình cải cách trở nên khó khăn hơn.


“Căn bệnh Hà Lan” (Dutch disease) là tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làm suy giảm ngành công nghiệp chế tạo - một hiện tượng giảm công nghiệp hóa. Thuật ngữ Dutch disease được The Economist đặt ra năm 1977 để miêu tả sự suy giảm của khu vực chế tạo tại Hà Lan khi đẩy mạnh xuất khẩu khí thiên nhiên. Năm 1982, hai nhà kinh tế học là W.Max Corden và J.Peter Neary đã mô hình hóa hiện tượng này.

Thứ hai, vấn đề liên quan đến rủi ro đạo đức trong DNNN. Sự xung đột lợi ích thường thấy trong các DNNN lâu nay như: Xem tiền của Nhà nước là “tiền chùa”, “cha chung không ai khóc”, cứ làm ăn thua lỗ thì Nhà nước phải chịu… Trên thực tế, những sự việc đau lòng vừa qua khiến một số cán bộ của Tập đoàn Dầu khí phải chịu sự phán xét của pháp luật cho thấy xung đột lợi ích, rủi ro đạo đức xảy ra ở Tập đoàn Dầu khí có thể sẽ lớn hơn, vì ngành Dầu khí là “yết hầu”, giữ trọng trách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp lớn cho ngân sách, tăng trưởng kinh tế… Cùng với đó, dòng tiền đầu tư lớn thì nguy cơ rủi ro về đạo đức sẽ càng cao.

PV: “Vấn đề về nhận thức” mà ông vừa đề cập liên quan đến chính sách vĩ mô hay tư duy đổi mới, cải cách DNNN, thưa ông?

TS Võ Trí Thành: Về góc độ chính sách vĩ mô, đây là vấn đề hiện vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến tư duy. Ngành Dầu khí không phải chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới đều dễ bị mắc “căn bệnh Hà Lan”. Nó làm cho khả năng phạm sai lầm rất lớn. Nói đến “căn bệnh Hà Lan” để chỉ những nước có nguồn thu, có nguồn tài nguyên tạm gọi là dồi dào. Hà Lan là quốc gia giàu lên nhờ dầu, mọi việc “dễ thở” hơn khi có tiền. Nhưng chính cái “dễ thở” ấy lại dẫn đến “nguy cơ sát thương” cho kinh tế vĩ mô. Đó là chi tiêu ngân sách không tốt vì nghĩ rằng có nhiều tiền nên không tính đến đối ứng chu kỳ trong ngân sách. Tức là khi giá tốt đáng lẽ phải có nguồn tiết kiệm để ứng xử linh hoạt lúc khó khăn.

Nếu ngành Dầu khí làm không tốt điều đó sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến những ngành khác, cụ thể, về xuất khẩu, sẽ làm cho tỉ giá bị đánh giá quá cao, hạn chế các ngành xuất khẩu khác do không có năng lực cạnh tranh.

buoc chuyen minh cua tap doan dau khi viet nam nhan thuc va con nguoi

Có thể thấy, bên cạnh vấn đề liên quan đến tư duy, cải cách, những vấn đề chung mà một DNNN dễ vấp phải, thì Tập đoàn Dầu khí được coi là ngành kinh tế trọng điểm, có đóng góp lớn cho ngân sách lại càng dễ mắc “căn bệnh Hà Lan”. Tuy nhiên, “căn bệnh” này lại dễ bị che lấp hơn vì Tập đoàn Dầu khí là DNNN có nhiều thành tích cao, dễ được bỏ qua. Đây cũng là nguy cơ.

Thực tế này không chỉ có ở Việt Nam. Khi đàm phán các hiệp định thương mại tự do, các nước đều muốn miễn trừ và tăng độ linh hoạt trong cam kết cho ngành Dầu khí vì nước nào cũng sợ phải cạnh tranh. Dầu khí là ngành rất đặc biệt. Ngay trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được Việt Nam ký kết, dầu khí được miễn trừ và linh hoạt nhất, trong khi những ngành khác, như dệt may chẳng hạn, phải mạnh mẽ về tự do hóa, cạnh tranh, minh bạch. Đó là nguy cơ thực sự. Đã là nguy cơ thì phải đối diện nghiêm túc hơn, quyết liệt hơn rất nhiều.

PV: Thời gian qua, những vụ án liên quan đến một số cá nhân lãnh đạo DN thuộc Tập đoàn Dầu khí khiến dư luận quan tâm, bức xúc. Tuy vậy, bên cạnh những thông tin khách quan, còn nhiều luồng dư luận mang tính suy diễn, thiếu công tâm đã tác động tiêu cực đến tâm tư, tình cảm của hàng vạn người lao động dầu khí chân chính. Ông nhận xét thế nào về “cơn bão” khủng hoảng truyền thông đó và theo ông, cách ứng xử phù hợp nhất là gì?

TS Võ Trí Thành: Những năm gần đây, Tập đoàn Dầu khí thực sự đã trải qua một cuộc khủng hoảng rất lớn. Nói cách khác, Tập đoàn đang trải qua nhiều khó khăn dồn dập. Câu hỏi đặt ra: Vì sao Tập đoàn Dầu khí lại rơi vào khủng hoảng như vậy?

Nói về những vụ việc xảy ra vừa qua, ngành Dầu khí Việt Nam bên cạnh vai trò và những đóng góp lớn đối với nền kinh tế thì những sự việc cực kỳ đau đớn đã đẩy Tập đoàn Dầu khí lâm vào khủng hoảng, thể hiện trên hai khía cạnh. Một là, các đại án liên quan đến những dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí có nhiều nguyên nhân sâu xa. Hai là, gần như không phải chỉ là “rung lắc” nữa mà Tập đoàn Dầu khí đã mất đi một lực lượng cán bộ hiểu biết sâu sắc, từng va đập, bươn chải với ngành Dầu khí. Rất nhiều tổng giám đốc ít nhất cũng có cả chục năm gắn bó với ngành Dầu khí.

Bình luận về điều này, có người nhận xét, tôi thấy cũng rất đúng, cái “đau” nhất của Tập đoàn Dầu khí không phải là mất tiền mà là mất đi đội ngũ cán bộ. Đi cùng với những mất mát ấy là sự hoang mang, sợ hãi, mất phương hướng, thiếu quyết liệt trong rất nhiều những lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại DN. Và nghiêm trọng hơn, cuộc khủng hoảng đã làm cho cả một hệ thống bị chững lại, nếu không khéo thì cái mất có thể còn lớn hơn nhiều.

Vì vậy, trong lúc này, truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vừa qua, chúng ta tích cực nói đến những đóng góp cho nền kinh tế, những sáng tạo nhất định về công nghệ, kỹ thuật, tinh thần vượt khó của cán bộ, công nhân viên, người lao động Tập đoàn Dầu khí, cùng với đó là những hệ lụy đau lòng từ những vụ việc đã xảy ra. Chúng ta không chỉ giải quyết những bức xúc của xã hội, vì đây không còn là câu chuyện khủng hoảng của riêng Tập đoàn Dầu khí mà liên quan đến cả hệ thống DNNN, đến đầu tư công, đến cải cách. Theo tôi, việc cần nhất lúc này nên là:

Đầu tiên, Tập đoàn Dầu khí phải thể hiện “thái độ” và “hành động” rất đàng hoàng, phải cho thị trường, nhà đầu tư, công chúng thấy được bước chuyển mình tiếp theo của mình. Trong khó khăn lại đang hé lộ cơ hội để Tập đoàn Dầu khí làm và thể hiện cho xã hội thấy được điều đó, dù Tập đoàn Dầu khí đang vấp phải nhiều vấn đề lớn, chuyển mình đột phá là rất khó, nhưng Tập đoàn Dầu khí vẫn làm được thì sẽ tốt cho không chỉ Tập đoàn Dầu khí mà cho cả Chính phủ. Nếu Tập đoàn Dầu khí tập trung vào cải cách và cải cách thành công sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn, không chỉ với Tập đoàn Dầu khí mà nó còn là bài học về cải cách của DNNN, cải cách của kinh tế Việt Nam nói chung, gắn với niềm tin của thị trường.

Thứ hai, có một điều có thể nhìn thấy rõ, nhu cầu phát triển hiện nay hướng đến tăng trưởng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và cùng với đó là những đột phá về công nghệ năng lượng, cách sống thân thiện với môi trường… Những đổi thay đó cho thấy Tập đoàn Dầu khí không thể đóng góp cho nền kinh tế nhỏ đi được, không thể nghĩ và làm như cũ, nếu thực sự muốn cải cách và thể hiện mình.

Điều thứ ba, rất quan trọng trong thời điểm này, đó là công tác cán bộ. Theo quan điểm cá nhân tôi, nếu Nhà nước muốn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cho ngành Dầu khí phải bảo đảm 3 yếu tố: Một là phải chọn được người dám làm, dám chịu, lăn xả với nhiệm vụ được giao. Hai là xác định rõ ràng thời gian cho vị trí đó phải lâu dài chứ không phải chưa “ấm chỗ” đã thuyên chuyển. Điều cuối cùng quan trọng nhất là phải tạo động lực rõ ràng như đưa ra mức lương, thưởng cao, đồng thời người được bổ nhiệm phải được chuyển giao quyền lực, sự chủ động thực sự.

Nếu Nhà nước muốn bổ nhiệm lãnh đạo cho ngành Dầu khí phải bảo đảm 3 yếu tố: Một là phải chọn được người dám làm, dám chịu, lăn xả với nhiệm vụ được giao. Hai là xác định rõ ràng thời gian cho vị trí đó phải lâu dài chứ không phải chưa “ấm chỗ” đã thuyên chuyển. Điều cuối cùng quan trọng nhất là phải tạo động lực rõ ràng như đưa ra mức lương, thưởng cao, đồng thời người được bổ nhiệm phải được chuyển giao quyền lực, sự chủ động thực sự.

Tuy nhiên, khi Nhà nước bảo đảm được những điều trên thì cũng đừng vội đòi hỏi ngày một, ngày hai xã hội sẽ nhìn nhận thấy sự thay đổi của Tập đoàn Dầu khí. Điều quan trọng là ít nhất chúng ta đã có những con người dám dấn thân, với cơ chế “phá cách” và trên thực tế họ thể hiện được những điều mà chúng ta kỳ vọng. Tôi nghĩ người dân, xã hội sẽ hiểu nỗi khó, điều trăn trở của ngành Dầu khí.

Quan trọng nhất đối với Tập đoàn Dầu khí lúc này là những bước đi hướng về phía trước để dần thoát khỏi cái bóng của quá khứ, giải tỏa được bức xúc của xã hội. Cũng có thể xã hội sẽ rộng lượng (tất nhiên vẫn phải xử lý nghiêm những sai phạm) để nhìn vào bước đi tiếp của ngành Dầu khí nhiều hơn. Vì thế, làm sao để có cả sự ủng hộ của truyền thông cùng với sự chung tay hỗ trợ của Chính phủ, theo tôi, đó là cách ứng xử tốt nhất cho Tập đoàn Dầu khí lúc này.

PV: Trân trọng cảm ơn ông về những trao đổi thẳng thắn này!

Chuyên gia Trương Đình Tuyển: Tăng cường tính minh bạch với DNNN

buoc chuyen minh cua tap doan dau khi viet nam nhan thuc va con nguoi

Chúng ta cần đặt DNNN vào kinh tế thị trường, buộc DNNN phải cạnh tranh trên thị trường, cạnh tranh thì mới có thể phát triển được. DNNN phải tăng cường tính minh bạch. DNNN phải niêm yết trên thị trường chứng khoán thì mới đo được tính minh bạch và hiệu quả. Nên cho DNNN phá sản giống như các DN khác, như vậy mới có áp lực để buộc DNNN phải thay đổi.

Nếu tập đoàn kinh tế không làm được 3 việc này thì vô ích: Thứ nhất, phải tích tụ để tạo ra năng lực tương đối cho cả tập đoàn; Thứ hai, phải tổ chức thị trường chung cho tập đoàn; Thứ ba, làm công tác đào tạo cán bộ cho tập đoàn.

Quản lý DNNN còn có 2 mục tiêu: Có phát triển được vốn, có tạo ra lợi nhuận không và có thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước không?

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta chỉ nên hỗ trợ cho người thắng cuộc chứ không phải tư duy kinh doanh bao cấp. Ai thắng cuộc thì được hỗ trợ. Ai làm tốt thì mới cho làm. Nhưng, không phải hỗ trợ trước mà là hỗ trợ sau cho những người thắng cuộc, đấy là cách quản lý DNNN hiệu quả.

Cần tăng cường tính minh bạch, tăng cường giám sát nội bộ cũng như sự giám sát của cơ quan Nhà nước. DNNN là một hình thức đầu tư vốn của Nhà nước, do đó Chính phủ phải báo cáo trước Quốc hội hằng năm về hiệu quả hoạt động của DNNN như là một phương án đầu tư của Nhà nước. Chỉ có như vậy DNNN mới có thể khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh

Tiến Dũng - Minh Loan

buoc chuyen minh cua tap doan dau khi viet nam nhan thuc va con nguoi Giải quyết dứt điểm một số dự án chậm tiến độ ngành Công Thương: Xem xét cơ cấu lại thời gian trả nợ, lãi suất... từ phương án báo cáo của Tập đoàn Dầ

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu ...

buoc chuyen minh cua tap doan dau khi viet nam nhan thuc va con nguoi Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm việc với Công ty Dầu Quốc gia của Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Abu Dhabi – ADNOC

Ngày 4/4/2019 Ông Lê Mạnh Hùng Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Abdulla R.Al ...

buoc chuyen minh cua tap doan dau khi viet nam nhan thuc va con nguoi Giữ vững nhịp độ sản xuất trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nộp ngân sách 23,5 nghìn tỷ đồng trong 3 tháng đầu n

Mặc dù bối cảnh dầu khí thế giới 3 tháng đầu năm có nhiều biến động, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn hoàn ...

buoc chuyen minh cua tap doan dau khi viet nam nhan thuc va con nguoi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm các Trưởng Ban chuyên môn/Ban Quản lý dự án thuộc Tập đoàn

Ngày 8/4 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm các ...