Bớt đa đoan để hạnh phúc

Chị bạn gặp tôi với bộ mặt sầu thảm. Hóa ra chị vừa “vẫy tay vẫy tay chào nhau” với người giúp việc (NGV) không biết đã là thứ mấy trong năm nay.

bot da doan de hanh phuc

Ảnh minh họa.

Tôi vẫn đùa chị là “sát ô-sin” bởi chẳng có NGV nào trụ lại với chị quá ba tháng. Chị lại bảo số chị không có duyên với NGV nên cứ vật vã lên bờ xuống ruộng với họ mãi vẫn chẳng gắn bó được với ai lâu dài. Thấy chị khổ sở nhưng tôi chẳng mấy hào hứng giúp chị tìm người mới, cũng bởi e ngại cái tính chi li, quá kỹ càng của chị.

NGV trẻ thì chị sợ “nuôi ong tay áo” khi phần lớn thời gian chồng chị làm việc tại nhà. NGV lớn tuổi thì chị sợ không có sức khỏe, làm ba bữa ốm tám bữa mất công chị thành ô-sin bất đắc dĩ nuôi bệnh ngược lại bà ấy. NGV trung niên thì nay con bệnh, mai chồng đau, cứ nhấp nha nhấp nhổm chẳng toàn tâm toàn ý lo việc nhà mình.

Gặp NGV có “lý lịch” như ý thì quét nhà chỉ quét những chỗ dễ thấy, còn hốc tủ, kẹt bàn thì cứ “khó quá bỏ qua”. Hoặc rửa chén mà sờ không sạch đến rít tay chị cũng không vừa ý.

Gặp NGV sạch sẽ, tháo vát, nấu ăn ngon nhưng chỉ nấu theo ý họ, chị cũng không ưng bởi “nó giống chủ mình chứ không giống NGV”.

Nhưng khi bảo chị nếu thấy khó quá mà không bỏ qua được thì cho họ nghỉ cho rồi, chị tự làm hết cho khỏe cái đầu dù có nhọc thân tí thì chị than khổ, rằng chị sẵn sàng trả họ lương cao, chị không thiếu tiền để có cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng sao đời chị cứ lận đận, truân chuyên vì NGV.

Đọc câu tâm trạng đằng đằng sát khí “Be fighting!” (đại ý: “Tiếp tục chiến đấu”) trên facebook của Hoài, tôi không biết góp ý với bạn thế nào cho phải. Vợ chồng Hoài vẫn chưa hết lục đục chuyện có nên cho con học thêm không. Chồng Hoài không muốn con học thêm để vui chơi thoải mái hết cấp hai nhưng Hoài không chịu.

Mâu thuẫn của họ chỉ tạm lắng cho đến khi cu con bị xếp hạng kém mà nguyên do theo Hoài chỉ vì con không được học thêm cô chủ nhiệm vốn chuyên gà bài “tủ” cho học sinh dạy thêm của mình. Cảm giác có con bị xếp hạng thấp hơn người khác là điều khó chấp nhận, càng nghĩ Hoài càng “đau”.

Cứ sau mỗi kỳ thi, nhìn mọi người khoe điểm thi của con là Hoài gắt gỏng với chồng. Nhưng Hoài lại không nhận ra, con Hoài mỗi tuần vài bận đi bơi, đi nhà sách hay được ba chở đi chơi đây đó trong khi các con của những người Hoài quen phải tất bật chạy đua cùng ba mẹ từ lớp chính khóa đến lớp học thêm.

Thu, chị đồng nghiệp cũ của tôi lại khổ kiểu khác. Lương vài nghìn đô, nhà có hai căn cho người nước ngoài thuê nhưng gia đình Thu chẳng bao giờ du lịch nghỉ ngơi hay chí ít là tham gia vài cuộc gặp gỡ bạn bè. Lý do Thu đưa ra bao giờ cũng là “bận”, Thu ôm laptop làm việc cả ngày lẫn đêm, kể cả cuối tuần. Điệp khúc “bận” khiến mọi người xa dần, nói đúng ra là họ ngại làm phiền Thu.

“Lính” của Thu hơn chục người, không ít nhân viên chẳng mấy bận rộn trong khi làm sếp, Thu lại tối mặt với hàng núi công việc. Hỏi sao không chia bớt việc cho mọi người, Thu bảo giao ai làm cũng không vừa ý, người kỹ thì chậm, người nhanh thì ẩu, có người giao thêm việc chưa xong đã đòi tăng lương.

Từng làm việc chung, tôi hiểu Thu vốn kỹ tính, một cái báo cáo có format không đẹp mắt đủ làm Thu khó chịu, nhận email có câu cú không chỉn chu là Thu càm ràm cả buổi. Nhân viên của Thu bị cấp trên phàn nàn vài câu cũng khiến Thu tự dằn vặt như thể tội đồ. Cứ thế, Thu thà tự làm hết còn khỏe hơn giao người khác làm.

Không chỉ những phụ nữ nói trên mà dường như đa số chị em hay cầu toàn, lại chú trọng tiểu tiết nên thường tự chuốc lấy phiền muộn trong khi sự hoàn hảo đôi khi không đến từ một cuộc sống đủ đầy viên mãn, từ những cái chén rửa kỹ đến độ sờ vào nghe kin kít đến nổi da gà hay từ cái sàn nhà lau sạch không chút tì vết.

Người ta nói nhiều, viết nhiều về những “bí quyết” cao siêu để được hạnh phúc, nhưng ít ai nhận ra hạnh phúc có lẽ dễ cảm nhận hơn nếu ta biết bằng lòng với những gì đang có, biết chấp nhận mọi sự một cách phiên phiến thôi, kể cả những khiếm khuyết khi cuộc sống vốn là tổng thể của những điều không hoàn hảo.

bot da doan de hanh phuc Quyết thôi chồng vì 8 năm chưa 1 lần "mặn nồng"

Ngày ra tòa, chồng mong mỏi hàn gắn gia đình còn chị cương quyết muốn được giải thoát bởi gần chục năm làm vợ, chị ...

bot da doan de hanh phuc Hội Tam Hoàng và những biến thể ma quái (Kỳ 1): Thiên Địa hội ở Việt Nam

Là một hội kín bắt nguồn ở tỉnh Phúc Kiến thời Khang Hy, Trung Quốc, khi ấy Thiên Địa hội - hay còn gọi là ...

bot da doan de hanh phuc Nước mắt người con gái cố lấy chồng vì bị gia đình, họ hàng thúc giục

Nghe được câu nói của mẹ, tôi chỉ biết lẳng lặng giấu nước mắt. Tôi thực sự thấy hận mẹ, chán ghét và thực sự ...

bot da doan de hanh phuc 5 mẹo giúp bạn hạnh phúc hơn nơi công sở đầu năm mới

Tập hít thở sâu và hạn chế ganh đua là hai bí kíp giúp mọi nhân viên cảm thấy hạnh phúc hơn ở nơi làm ...

/ https://laodong.vn