Liên quan đến vấn đề đại biểu chất vấn về "bệnh thành tích trong giáo dục", "trường chuẩn quốc gia mà chưa phải chuẩn", "học tủ, học lệch", "học để thi, để lấy điểm số còn nặng nề", BT Phùng Xuân Nhạ thể hiện quyết tâm ngăn chặn tình trạng này trong thời gian tới.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
"Mời Bộ trưởng đi với tôi"
Tại phiên chất vấn sáng 6.6, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề mời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đi thực tế với mình, để biết thực tế việc dạy và học đang diễn ra như thế nào.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đặt vấn đề: Chuẩn giả trong giáo dục, trường đạt chuẩn, giáo viên đạt chuẩn nhưng thực tế không đạt. Đây có phải chạy theo thành tích? Bộ có biết không? Giải pháp của vấn đề này là gì?
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nhạ thừa nhận đây là hiện tượng có thật.
"Một số địa phương nói rằng đã có kế hoạch để khắc phục việc này. Với trách nhiệm người đứng đầu ngành, tôi kiên quyết không cho phép nợ chuẩn. Tới đây khi chương trình giáo dục được tích hợp sẽ không còn việc nợ chuẩn giáo dục để đạt tiêu chuẩn nông thôn mới", ông Nhạ hứa.
Tuy nhiên Bộ trưởng cho rằng vấn đề này liên quan đến 19 chỉ tiêu về nông thôn mới (có 2 tiêu chuẩn về giáo dục). Một số địa phương muốn được nông thôn mới xin nợ chuẩn.
Trước câu trả lời của Bộ trưởng Nhạ, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương tranh luận lại: Nợ chuẩn giáo dục tại các địa phương không chỉ gắn với việc "muốn đạt chuẩn nông thôn mới", nhiều trường học tại các đô thị lớn cũng mắc hiện tượng này.
"Việc này tôi đã kiến nghị Bộ Giáo dục nhưng chưa được khắc phục. Cách hội trường chúng ta đang ngồi vài trăm mét, trường đạt chuẩn quốc gia cũng chưa đạt chuẩn.
Nếu trưa nay Bộ trưởng có thời gian tôi xin mời bộ trưởng cùng tôi qua khảo sát. Trường đạt chuẩn quốc gia mà không có cái gì là chuẩn cả. Trường đạt chuẩn quốc gia mà sân trường mỗi lần tập trung mỗi lớp mời 5 cháu xuống. Trường cấp 2 mà bàn ghế cấp 1", ông Cương nêu thực trạng.
Bộ Giáo dục kiên quyết ngăn chặn học tủ, học lệch
Cũng trong phần chất vấn, tranh luận của mình, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu hiện tượng học sinh chỉ học môn sẽ thi tốt nghiệp, bỏ học những môn không thi và phụ huynh “nộp tiền” cho giáo viên để con em được công nhận, đủ tiêu chuẩn thi.
“Bộ trưởng có biết việc này không, giải pháp nào chặn tình trạng tiêu cực đó?”, ông Cương hỏi.
Tư lệnh ngành giáo dục cho biết, Bộ chưa có thống kê rõ ràng, nhưng ông thừa nhận hiện tượng học tủ, học lệch là có, đặc biệt ở trường chuyên.
"Bộ Giáo dục cấm hiện tượng này. Chúng tôi kiên quyết phản đối và sẽ tiếp tục giám sát. Song cũng mong nhà trường thực hiện nghiêm quy định của Bộ để các cháu được học toàn diện, chứ không phải học để thi" -Bộ trưởng Nhạ nói.
Một số đại biểu khác cũng chỉ ra vấn đề “lạm phát giấy khen”, “lạm phát học sinh” và đề nghị Bộ trưởng GDĐT nêu giải pháp.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn: Bệnh thành tích không phải bây giờ mới có, ngành cũng “nói không với bệnh thành tích” nhưng không dừng lại ở việc quy định mà còn liên quan đến văn hoá, thói quen.
Chúng tôi đã có văn bản bỏ rất nhiều cuộc thi, không tính điểm các cuộc thi vào thành tích. Những thầy cô nào có sáng tạo sẽ được khuyến khích, biểu dương chứ không đăng ký thành tích. Thời gian tới Bộ GDĐT sẽ quyết liệt giải quyết những bất cập này.
Bộ trưởng Giáo dục: Mỗi năm người Việt chi 4 tỷ USD đi du học
Ông Phùng Xuân Nhạ cho hay số lượng người Việt Nam đi du học mỗi năm rất lớn, số chi vào khoảng từ 3 tỷ ... |
Những vấn đề “nóng” của giáo dục chờ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn
Ngày 6.6, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ sẽ đăng đàn trả lời 3 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội chất vấn. Trước ... |
Khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp, Bộ trưởng GD-ĐT nói gì?
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học ở Việt Nam khoảng trên dưới 4% (200.000 người) ... |