Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Năm 2020 sẽ thực hiện xong quy hoạch báo chí

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề quy hoạch, quản lý báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2020, Bộ sẽ thực hiện xong việc quy hoạch báo chí của các bộ ngành, địa phương.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2020 sẽ thực hiện quy hoạch xong báo chí.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề quy hoạch, quản lý báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2020, Bộ sẽ thực hiện xong việc quy hoạch báo chí của các bộ ngành, địa phương.

Làm rõ tôn chỉ mục đích của từng cơ quan báo chí

Ngày 8.11, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề quản lý, quy hoạch báo chí, tình trạng báo hóa tạp chí điện tử, ngăn chặn thông tin xấu, độc trên mạng xã hội…

Trong phần chất vấn, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Đoàn Nam Định) đặt vấn đề, thời gian qua còn kéo dài tình trạng “báo hoá” tạp chí điện tử, làm gia tăng một số lượng lớn phóng viên, cộng tác viên, gia tăng hiện tượng gây sách nhiễu đối với các cá nhân, tổ chức và chính quyền địa phương.

“Với tư cách là người đứng đầu ngành, Bộ trưởng có những giải pháp đột phá gì để khắc phục được triệt để các hiện tượng tiêu cực nói trên”- đại biểu Phương Thảo đặt câu hỏi.

Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Đoàn Nam Định).

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, việc “báo hóa” tạp chí điện tử là hoạt động sai pháp luật. Luật Báo chí hiện nay quản lý báo chí  thông qua tôn chỉ mục đích. Vì báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản. Mỗi cơ quan chủ quản đều có lĩnh vực hoạt động của mình. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng thừa nhận thời gian qua, có một số tạp chí hoạt động vượt quá tôn chỉ mục đích. Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra một số giải pháp: “Chúng ta phải làm tường minh rất rõ câu chuyện thế nào là chuyên ngành, thế nào là định kỳ. Hai là thực hiện quy hoạch lại các cơ quan báo chí. Khi quy hoạch sẽ có việc cấp lại giấy phép để làm rõ tôn chỉ mục đích của từng cơ quan báo chí. Hiện nay có một tình trạng các báo, tạp chí cùng đưa một sự kiện, mà đáng lẽ là mỗi một tờ báo cần làm sâu lĩnh vực của mình để tạo một không gian toàn cảnh cho đất nước hiện nay”.

Cả nước đang có 868 cơ quan báo chí

Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) đề cập đến vấn đề quy hoạch, quản lý mạng lưới báo chí. Đại biểu đề nghị, Bộ trưởng làm rõ công tác quản lý của bộ như thế nào sau khi quy hoạch báo chí?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện cả nước có 868 cơ quan báo chí, cần phải sắp xếp lại theo hướng mỗi báo, tạp chí, phát thanh có lĩnh vực chuyên sâu của mình để phản ánh toàn cảnh xã hội Việt Nam. 

“Hiện Thủ tướng Chính phủ đã ký quy hoạch báo chí và Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành kế hoạch gồm hai bước. Bước  một, trong năm 2019 sẽ quy hoạch xong các cơ quan báo chí của các hội. Đến năm 2020, thực hiện xong quy hoạch báo chí của bộ, ngành và địa phương. Nhân đây xin phép các địa phương, các bộ, ngành và các đồng chí lãnh đạo quan tâm chỉ đạo để thực hiện tốt quy hoạch này” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Tình trạng “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” đã giảm đáng kể

Trả lời đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) về giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng báo chí “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ’, hay giữ tít nhưng thay đổi nội dung,… Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng công cụ để theo dõi, phát hiện và xử lý tình trạng này.

Hiện nay, cả Bộ, Ban Tuyên giáo, Hội Nhà báo và một số Sở Thông tin và Truyền thông địa phương đã sử dụng công cụ này để kiểm soát. Bên cạnh đó, Bộ cũng xây dựng công cụ về lưu chiểu báo chí điện tử… Qua đó, tình trạng "sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ" đã giảm đáng kể.

Về xử lý vi phạm, Bộ trưởng cho biết, cơ quan báo chí có dấu hiệu sách nhiễu, vi phạm quy định của pháp luật thì xử lý theo pháp pháp luật; ngoài ra còn có hình thức xử lý, giáo dục bằng đạo đức báo chí.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2020 sẽ thực hiện quy hoạch xong báo chí.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề quy hoạch, quản lý báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2020, Bộ sẽ thực hiện xong việc quy hoạch báo chí của các bộ ngành, địa phương.

Làm rõ tôn chỉ mục đích của từng cơ quan báo chí

Ngày 8.11, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề quản lý, quy hoạch báo chí, tình trạng báo hóa tạp chí điện tử, ngăn chặn thông tin xấu, độc trên mạng xã hội…

Trong phần chất vấn, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Đoàn Nam Định) đặt vấn đề, thời gian qua còn kéo dài tình trạng “báo hoá” tạp chí điện tử, làm gia tăng một số lượng lớn phóng viên, cộng tác viên, gia tăng hiện tượng gây sách nhiễu đối với các cá nhân, tổ chức và chính quyền địa phương.

“Với tư cách là người đứng đầu ngành, Bộ trưởng có những giải pháp đột phá gì để khắc phục được triệt để các hiện tượng tiêu cực nói trên”- đại biểu Phương Thảo đặt câu hỏi.

Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Đoàn Nam Định).

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, việc “báo hóa” tạp chí điện tử là hoạt động sai pháp luật. Luật Báo chí hiện nay quản lý báo chí  thông qua tôn chỉ mục đích. Vì báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản. Mỗi cơ quan chủ quản đều có lĩnh vực hoạt động của mình. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng thừa nhận thời gian qua, có một số tạp chí hoạt động vượt quá tôn chỉ mục đích. Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra một số giải pháp: “Chúng ta phải làm tường minh rất rõ câu chuyện thế nào là chuyên ngành, thế nào là định kỳ. Hai là thực hiện quy hoạch lại các cơ quan báo chí. Khi quy hoạch sẽ có việc cấp lại giấy phép để làm rõ tôn chỉ mục đích của từng cơ quan báo chí. Hiện nay có một tình trạng các báo, tạp chí cùng đưa một sự kiện, mà đáng lẽ là mỗi một tờ báo cần làm sâu lĩnh vực của mình để tạo một không gian toàn cảnh cho đất nước hiện nay”.

Cả nước đang có 868 cơ quan báo chí

Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) đề cập đến vấn đề quy hoạch, quản lý mạng lưới báo chí. Đại biểu đề nghị, Bộ trưởng làm rõ công tác quản lý của bộ như thế nào sau khi quy hoạch báo chí?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện cả nước có 868 cơ quan báo chí, cần phải sắp xếp lại theo hướng mỗi báo, tạp chí, phát thanh có lĩnh vực chuyên sâu của mình để phản ánh toàn cảnh xã hội Việt Nam. 

“Hiện Thủ tướng Chính phủ đã ký quy hoạch báo chí và Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành kế hoạch gồm hai bước. Bước  một, trong năm 2019 sẽ quy hoạch xong các cơ quan báo chí của các hội. Đến năm 2020, thực hiện xong quy hoạch báo chí của bộ, ngành và địa phương. Nhân đây xin phép các địa phương, các bộ, ngành và các đồng chí lãnh đạo quan tâm chỉ đạo để thực hiện tốt quy hoạch này” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Tình trạng “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” đã giảm đáng kể

Trả lời đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) về giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng báo chí “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ’, hay giữ tít nhưng thay đổi nội dung,… Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng công cụ để theo dõi, phát hiện và xử lý tình trạng này.

Hiện nay, cả Bộ, Ban Tuyên giáo, Hội Nhà báo và một số Sở Thông tin và Truyền thông địa phương đã sử dụng công cụ này để kiểm soát. Bên cạnh đó, Bộ cũng xây dựng công cụ về lưu chiểu báo chí điện tử… Qua đó, tình trạng "sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ" đã giảm đáng kể.

Về xử lý vi phạm, Bộ trưởng cho biết, cơ quan báo chí có dấu hiệu sách nhiễu, vi phạm quy định của pháp luật thì xử lý theo pháp pháp luật; ngoài ra còn có hình thức xử lý, giáo dục bằng đạo đức báo chí.

Đặng Chung - Cao Nguyên

 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Facebook đã chặn quảng cáo chính trị chống phá nhà nước Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Bộ làm việc thường xuyên với Facebook, Google và yêu cầu 2 nền tảng này ...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không để "não" người Việt Nam ở nước ngoài

“Không có mạng xã hội của chính mình thì thông tin ta nói, ta đọc, mua bán đều lưu trữ ở nước ngoài. Nói vui ...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Tiếp cận khác biệt, Việt Nam sẽ đi đầu về IoT"

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho rằng, IoT là cơ hội lớn cho những ai dám chấp nhận một thế giới khác biệt, ...

 

/ laodong.vn