Chúng ta đã kết thúc giai đoạn vay ODA lãi suất bằng 0% với các nhà tài trợ trên thế giới, giờ phải cẩn trọng với các đồng tiền đang lên giá.
Thận trọng với nhà thầu Trung Quốc
Liên quan đến những lo ngại của Bộ Tài chính về nguồn vốn ODA đến từ Nhật Bản, ngày 1/9/2018, ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện Văn phòng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam cho biết: "Chúng tôi không có bản copy báo cáo của Bộ Tài chính nên không thể bình luận về những nội dung đó".
Trước vấn đề lương chuyên gia Nhật Bản trung bình khoảng 700 triệu đồng/ tháng tại các dự án vốn ODA tại Việt Nam, ông Konaka Tetsuo cho rằng, cách hiểu và làm rõ là mức lương tháng trung bình của chuyên gia này là không chính xác.
Với giải thích trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 4/9, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế (Khoa Tài chính Quốc tế - Học viện Tài chính) cho rằng, lương chuyên gia của các dự án thông thường sẽ có bảng giá theo nhà tài trợ khác nhau.
Ví dụ, dự án mang tính kỹ thuật thì có biểu riêng, còn dự án phức tạp liên quan đầu tư công trình có biểu riêng, dự án mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản: đường xá, cầu cống, công trình hoạch định lớn cũng có biểu riêng.
Việt Nam nên cẩn trọng với vay ODA nước ngoài trong thời gian tới
Trong dự án hỗ trợ ODA có loại hỗ trợ kỹ thuật, loại nâng cao năng lực cán bộ quản lý, loại hỗ trợ các dự án quản lý xã hội, đều có mức lương khác nhau.
Để thấy, các mức lương chuyên gia thường sẽ được đưa ra ngay từ đầu, các dự án chấp nhận các mức khác nhau, tùy theo mức độ của chủ thể tài trợ dự án. Và các dự án của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), lương chuyên gia thông thường sẽ là 3000-5000USD/người/tháng, mức giá đó được coi là bình thường.
Bộ Tài chính cho rằng, chuyên gia kỹ thuật có mức lương lên tới 700 triệu đồng/tháng (tương đương 20 nghìn USD) quá cao, nhưng chắc sẽ không phải số lượng nhiều, vì đây phải là chuyên gia cực kỳ đặc biệt, không nhiều, còn nếu nhiều thì lạ quá, vì lương sẽ được thỏa thuận.
Trước giải thích của đại diện JICA Việt Nam, số lượng các công ty Việt Nam luôn cao hơn số lượng các công ty Nhật Bản tham gia trong các hợp đồng đồng thuận từ JICA trong các năm tài khoá từ 2010 đến 2016, ông Thịnh cho rằng đây là thông tin chính xác không sai.
"Xét trên tổng thể các dự án từ năm 2010 trở lại đây, tỷ phần dự án nhà thầu Nhật Bản thắng thầu hoặc trở thành nhà thầu chính của dự án không phải là quá lớn. Việc sử dụng nhà thầu, công nhân kỹ thuật của người nước ngoài, một số nhà tài trợ có yêu cầu về thắng thầu, đặt thầu, chỉ định thầu nhưng không phải Nhật Bản.
Đương nhiên, có thể họ có một số dự án, công trình đặt ra yêu cầu phải nhà thầu Nhật Bản, nhưng vẫn có một số dự án đấu thầu rộng rãi.
Điều đáng nói ở đây, thực sự phía Nhật Bản có yêu cầu về sử dụng máy móc, nguyên vật liệu, hoặc các vật liệu xây dựng đó là đòi hỏi tương đối cao về chất lượng kỹ thuật. Ngay cả giám sát kỹ thuật phải là người Nhật Bản, thường đó là các dự án đòi hỏi cao về kỹ thuật, nếu họ thắng thầu lại là điều may.
Còn các nhà thầu phụ Việt Nam có thể học tập được nhiều điều, dự án thực hiện nhanh hơn, chất lượng kỹ thuật cao hơn khi Việt Nam làm nhà thầu chính, hay đấu thầu quốc tế.
Nhất là khi đấu thầu quốc tế hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề như cầu Cần Thơ, đơn vị thắng thầu lại là Trung Quốc. Có lẽ, đây là điểm mà chúng ta cần xem lại, vì nhà thầu Trung Quốc đang rất dễ thắng thầu", ông Thịnh nói rõ thêm.
Những điều đáng lo ngại cần chú ý
Đánh giá về cảnh báo của Bộ Tài chính đưa ra về việc vay vốn ODA, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đây là việc cần thiết và quan trọng không chỉ với ODA Nhật Bản và mới vốn vay ODA nói chung, khi đang có các thị trường cho vay mở rộng.
Chúng ta đã kết thúc giai đoạn được vay ODA lãi suất bằng 0% với các nhà tài trợ trên thế giới, còn các nhà tài trợ mới đưa ra hầu hết lãi suất tương đối cao, nhất là với các đồng tiền đang lên giá như yên Nhật, nhân dân tệ Trung Quốc...
Cho nên, phải hết sức cẩn trọng khi vay các đồng tiền khác nhau trên thị trường tài chính quốc tế, nhất là vay thương mại.
"Điều đáng lo ngại nhất hiện nay khi vay vốn ODA, vay ADB hoặc Nhật Bản, thông thường họ sẽ yêu cầu phải vay bằng đồng yên Nhật, dù lãi suất bằng 0% hay rất thấp, nhưng do tác động đồng yên tăng giá, mà đã tăng là tăng dài.
Khi đó, mức lãi suất lại cao, vì bản chất lãi suất thực tế là quan trọng nhất của vốn vay và lãi suất thực tế được tính bằng công thức, trong đó bằng lãi suất vay nợ cộng với mức chênh lệch tăng giá đồng tiền.
Nên dù chúng ta vay lãi suất bằng 0% hoặc 0,5% nhưng đồng tiền tăng giá, thì bỗng nhiên lãi suất vay trở thành gánh nặng. Chính vì thế, một số chuyên gia đã đề nghị cả chục năm nay làm sao chuyển hóa vay nợ bằng đồng yên Nhật bằng đồng tiền khác.
Hiện cũng đã sự chuyển hóa mạnh mẽ nhưng mức độ chuyển hóa chưa nhiều, nên trong phần vốn vay ODA, tỷ phần vay nợ bằng đồng yên Nhật vẫn tương đối lớn.
Một vấn đề khác là khi vay vốn ODA Nhật Bản họ cũng có yêu cầu sử dụng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu theo yêu cầu riêng. Mà máy móc thiết bị của Nhật Bản tương đối hiện đại, khi họ yêu cầu chúng ta phải sử dụng thì phương diện nào đó ở công nghệ họ yêu cầu phải đáp ứng yếu tố cao.
Còn về nguyên vật liệu bán cho Việt Nam chắc chắn không rẻ, đây cũng là một phương diện vay nợ.
Sử dụng vốn vay ODA: ” Bánh” hay “Bẫy”?
Khi vốn ODA không còn là nguồn ưu đãi thì việc tiếp tục vay và sử dụng nguồn vốn này ra sao là bài toán ... |
Cân nhắc vốn ODA Trung Quốc: Gỡ chân khỏi bẫy
Chúng ta chưa thể từ chối hoàn toàn nguồn vốn vay từ Trung Quốc, song phải từng bước "gỡ chân khỏi bẫy", tránh bị lệ ... |