Các cây khế đều có tuổi đời vài trăm năm và được định giá 6-10 tỷ đồng.
Chủ sở hữu của những cây khế cổ là anh Phan Văn Toàn (TP. Việt Trì, Phú Thọ). Những cây khế của anh Toàn được công nhận là cây di sản Việt Nam (năm 2015). Trong ảnh là tác phẩm khế cổ có tên “kết mộc vi sơn” trên 200 tuổi.
Theo anh Toàn, cây khế này có nguồn gốc từ Bạc Liêu và từng được công tử Bạc Liêu sở hữu. Anh phải vào miền Nam 7 lần mới thuyết phục được người chủ cũ bán cho.
Cây khế cổ có chiều cao khoảng trên 3m, chu vi đường kính gốc khoảng 60cm. Thân mốc xù xì, u nổi, các cành đan xen vào nhau nhìn như một ngọn núi nên nó có tên “kết mộc vi sơn”.
Chủ sở hữu cây khế cho biết, cành khế rất giòn nên uốn nắn rất khó. Để có được cây khế như thế này thì cây phải được trồng, uốn nắn từ khi còn nhỏ.
"Tôi đã mang đi rất nhiều triển lãm, nhiều đại gia trả giá, có người đã trả 6 tỷ đồng nhưng tôi không bán", anh Toàn chia sẻ.
Cặp khế cổ có tên “vợ chồng” trong sân vườn nhà anh Toàn có tuổi đời trên 400 năm. Giới chơi cây đánh giá đây là cặp khế cổ nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Cặp khế cũng được công nhận là cây di sản Việt Nam. Toàn bộ từ gốc đến thân cây nổi u cục, xù xì, thân uốn lượn.
Mỗi cây có chiều cao khoảng gần 3m, đường kính gốc một người lớn ôm.
Kể về nguồn gốc của cây, anh Toàn thông tin: “Theo chủ nhân cũ của cặp khế cho biết, cặp khế này do đích thân vua Gia Long trồng và chăm sóc. Khi con trai cả của vua Gia Long là hoàng tử Cảnh trưởng thành, vua trao cặp khế cho hoàng tử đi khai phá miền Tây”.
Cặp khế được vua làm theo tích “tam cương ngũ thường” có nghĩa là: Đạo làm cha thì phải làm sao, đạo làm con thì phải làm sao và đạo làm trai phải làm như thế nào… dáng thế trực, một cây khế chồng, một cây khế vợ", anh Toàn cho hay.
Theo chủ nhân, cây khế này là dòng khế ta chứ không phải dòng khế gân. Khế ta là dòng cây giòn nên rất khó uốn, phải được trồng, chăm sóc từ nhỏ mới có được hình dáng như thế này.
Bông, cành tán mọc từ gốc lên ngọn và được các nghệ nhân xưa bố trí hợp lý. “Hiện giá trị của cặp khế này khoảng hơn 10 tỷ đồng”, anh Toàn nói.
Hiện trong vườn nhà anh Toàn còn có 2-3 cây khế cổ có giá trị. Hằng ngày, có rất nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm vườn cây di sản duy nhất ở Việt Nam
Những cây khế này đều có giá trị rất cao.
Sanh Long chúa đắt ngang 20 lô đất, chủ nhân vẫn không bán Hơn chục năm trước đã có người trả 15 tỷ đồng nhưng chủ nhân không bán bởi đây được coi là cây sanh cổ nhất ... |
Chiêm ngưỡng Việt Bắc thu nhỏ được hét giá 500 triệu đồng Tiểu cảnh mang tên “quê hương tôi Việt Nam” của nghệ nhân Nguyễn Văn Tiến miêu tả cảnh đẹp miền núi Việt Bắc rất sinh ... |
Từ tảng đá lớn, bỏ 2 tháng đẽo gọt thành kiệt tác lão tùng giá hàng trăm triệu đồng Tạo thành từ một tảng đá serpetine nguyên khối, kiệt tác cây đá không chỉ tinh xảo mà còn có giá trị kinh tế lớn. |