Bộ Công an vừa công bố dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Cư trú (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp. Theo đó, việc bãi bỏ quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là 1 trong 4 nhóm chính sách được đánh giá tác động lần này.
Tiết kiệm 1.600 tỷ đồng mỗi năm
Về chính sách quản lý dân cư, Bộ Công an đưa ra 2 giải pháp là giữ nguyên các quy định hiện hành về hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; hoặc quản lý dân cư thông qua số định danh cá nhân cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thay thế quản lý bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Với phương án 1, Bộ Công an không phải sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và bảo đảm kinh phí để làm việc này. Tuy nhiên, người dân sẽ tốn kém thời gian, công sức, chi phí khi làm thủ tục còn Nhà nước phải duy trì bộ máy hành chính cồng kềnh, lưu trữ khối lượng hồ sơ giấy tờ lớn, gây tốn kém.
Với phương án 2, Bộ Công an cho rằng là xu thế tất yếu để hướng tới Chính phủ điện tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cư trú sẽ đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí người dân, doanh nghiệp đang phải chi trả.
Việc bãi bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú... sẽ giúp người dân giải quyết công việc nhanh, tiết kiệm, cơ quan chức năng cũng xử lý công việc ưu việt hơn. ảnh tư liệu
Ngoài ra, sử dụng mã số định danh cá nhân kết nối từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ làm giảm giấy tờ. Khi làm thủ tục, người dân chỉ cần mang theo thẻ căn cước hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân.
Theo tính toán của Bộ Công an, khi ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp giảm khoảng 1.600 tỷ đồng/năm từ việc không phải khai nhiều lần các thông tin cơ bản, không phải sao, chụp hoặc chứng thực bản sao. Giải pháp này cũng góp phần kết nối, chia sẻ thông tin dân cư giữa các ngành, lĩnh vực đời sống; là nền tảng để phát triển và sử dụng thẻ công dân điện tử.
Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dự án quy mô lớn, tính chất phức tạp, phạm vi triển khai rộng khắp từ trung ương tới địa phương có vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, vấn đề vốn cho dự án được xem là một trong những tác động tiêu cực.
Bước đi phù hợp
Ngay khi đề xuất bỏ sổ hộ khẩu được Bộ Công an đưa ra, nhiều chuyên gia lập pháp, doanh nghiệp, người dân đã bày tỏ đồng tình.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng - ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh đánh giá, việc bỏ quản lý
Theo tính toán của Bộ Công an, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân cư sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
bằng hộ khẩu là cần thiết và rất cần làm sớm để công dân tránh khỏi những phiền hà, rắc rối. Theo ông Hồng, trước đây trong quá trình xây dựng các dự án luật căn cước công dân, luật hộ tịch..., Quốc hội đã đặt ra vấn đề bỏ quản lý bằng sổ hộ khẩu giấy, đa số cử tri thời điểm đó cũng rất mong muốn. Bộ Công an đã vài lần nêu quan điểm song chưa được cụ thể hóa.
“Bây giờ là thời điểm chín muồi vì hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang dần được hoàn thiện, hơn nữa hiện có nhiều giải pháp tối ưu trong ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân cư” - ông Hồng nêu quan điểm.
Cùng chung nhận định, luật sư Đặng Văn Cường - Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho rằng: “Sổ hộ khẩu chỉ phù hợp với thời kỳ quản lý hành chính bao cấp, thời kỳ công nghệ thông tin chưa phát triển, sự giao lưu, tương tác giữa các cá nhân trong xã hội chưa có nhiều”. Theo ông Cường, chỉ cần thẻ căn cước và các dữ liệu được số hoá là có thể quản lý dân cư hiệu quả, khoa học và tiến bộ. Bỏ sổ hộ khẩu sẽ cởi trói được rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, tạo sự bình đẳng giữa các công dân trong các mối quan hệ hành chính, pháp lý.
Nhiều người dân cũng rất đồng tình với việc bỏ sổ hộ khẩu giấy. Vì nhiều năm qua, việc quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu đã đẩy người dân vào không biết bao nhiêu thủ tục rườm rà, tạo kẽ hở cho một bộ phận cán bộ không nhỏ từ cấp quận, huyện đến phường, xã “hành” dân, đến mức nhiều người đã gọi thủ tục hành chính trong quản lý dân cư bằng hộ khẩu là hành dân... là chính.
Tuy nhiên, theo luật sư Đặng Văn Cường, để bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh thư mà chỉ dùng duy nhất mã số định danh cá nhân phải thực hiện theo lộ trình trên cơ sở cập nhật các số liệu điện tử, dữ liệu thông tin dân cư, sẽ mất một khoảng thời gian nhất định chứ không thể nói bỏ là bỏ ngay.
Những thủ tục hành chính nào cần mang theo sổ hộ khẩu?
Theo quy định hiện hành, hàng loạt thủ tục hành chính bắt buộc người dân mang sổ hộ khẩu khi đến làm thủ tục tại ... |
Bao giờ thoát nỗi khổ sổ hộ khẩu?
Không cần sao chụp sổ hộ khẩu, không cần khai nhiều lần thông tin cơ bản của bản thân, không phải vất vả lưu trữ ... |
Bỏ sổ hộ khẩu: Sao phải chần chừ!
Việc bỏ sổ hộ khẩu để quản lý dân cư thông qua số định danh cá nhân cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc ... |
Bộ Công an: Bỏ sổ hộ khẩu tiết kiệm 1.600 tỷ đồng mỗi năm
Bộ Công an tính toán việc quản lý dân cư bằng số định danh thay cho hộ khẩu và sổ tạm trú như hiện nay ... |