Bỏ qua Triều Tiên, Trung Quốc khẩn trương theo dõi tên lửa mới của Ấn Độ

ICBM của Ấn Độ có thể vươn tới tận cực Bắc của Trung Quốc với phạm vi tấn công hơn 5.000 km. Điều này đồng nghĩa với việc đặt Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu vào tầm ngắm.

bo qua trieu tien trung quoc khan truong theo doi ten lua moi cua an do
Ấn Độ thử nghiệm tên lửa Agni-V hôm 18/1.

Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ việc Ấn Độ thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng Triều Tiên đang gây lo ngại về vấn đề an ninh trên toàn cầu.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman tuyên bố nước này vừa phóng thành công tên lửa đạn đạo Agni-V có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Tờ Thời báo Ấn Độ tiết lộ rằng ICBM đầu tiên của quốc gia này có thể vươn tới tận cực Bắc của Trung Quốc với phạm vi tấn công hơn 5.000 km. Điều này đồng nghĩa với việc đặt Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu vào tầm ngắm.

Tuy nhiên giới học giả Trung Quốc cho rằng tuyên bố của Ấn Độ vẫn còn cần phải kiểm chứng.

Tờ Global Times (Trung Quốc) dẫn lời chuyên gia quân sự Song Zongping nói không có bằng chứng cho thấy tên lửa Ấn Độ đáp ứng tất cả các thông số được công bố ở trên.

Trong khi Hu Zhiyong, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, cũng bày tỏ sự hoài nghi khi tuyên bố “mặc dù về lý thuyết tên lửa có thể vươn tới Bắc Kinh”, nhưng công nghệ tên lửa của Ấn Độ “chưa đạt đến tiêu chuẩn như vậy”.

Về phía Trung Quốc, DF-41(Đông Phong) của nước này là tên lửa thế hệ mới chạy bằng nhiên liệu rắn cũng được đánh giá rất cao khi có quỹ đạo bay rất phức tạp và đạt tầm bắn từ 12-15.000km, vận tốc đạt Mach 25 (30.870 km/h). Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn nhiệt hạch và tấn công được nhiều mục tiêu khác nhau.

Ấn Độ có nền kinh tế và nguồn chi tiêu quốc phòng nhỏ hơn so với Trung Quốc, nhưng quốc gia hàng xóm này đang chứng minh cho Bắc Kinh thấy kho vũ khí hạt nhân đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Tân Hoa Xã cũng báo cáo rằng ICBM vừa thử nghiệm của Ấn Độ chỉ là một trong số nhiều tên lửa đang được New Delhi sản xuất và triển khai.

Bên cạnh tên lửa tầm ngắn Prithvi và Dhanush, lực lượng chỉ huy chiến lược của Ấn Độ vẫn còn các phiên bản tên lửa Agni trước đó (I, II và III) trong kho vũ khí của mình.

bo qua trieu tien trung quoc khan truong theo doi ten lua moi cua an do
Cảng Gwadar ở Pakistan.

Bruce W. MacDonald, một chuyên gia về phòng thủ tên lửa hàng đầu của Mỹ, nói với tờ Asia Times rằng: “Mặc dù Trung Quốc đang lo lắng về Triều Tiên nhưng không lo nhiều về việc bị tấn công”, nhưng nếu tên lửa hạt nhân đến từ Ấn Độ thì lại là một vấn đề khác.

Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nỗ lực để triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược trong vài năm tới. Chuyên gia MacDonald lưu ý sự tiến bộ về ICBM của Ấn Độ là một yếu tố còn nghiêm trọng hơn vấn đề Triều Tiên, tên lửa Nhật Bản hay Mỹ.

Ông lưu ý tên lửa Ấn Độ và Trung Quốc chĩa vào nhau chỉ nhằm mục đích răn đe chứ không phải có nguy cơ nổ ra chiến tranh.

Thử nghiệm ICBM lần này diễn ra chỉ một ngày sau khi Ấn Độ tổ chức cuộc tập trận chung trên biển với Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản ở Ấn Độ Dương. Tính chất cạnh tranh với Bắc Kinh trong những năm gần đây đã thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa New Delhi và Tokyo.

Ấn Độ cũng đang tìm cách tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia ASEAN trong một nỗ lực để kiềm chế Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, cũng như Biển Đông.

Truyền thông Trung Quốc hiện nay đang kêu gọi Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) mở rộng ảnh hưởng sang Nam Á và Ấn Độ Dương bằng các cuộc tập trận và tuần tra tự do, đồng thời vực dậy khả năng quốc phòng của Pakistan như một tiền đồn trước Ấn Độ.

Một vài tên lửa Đông Phong tầm trung đã được triển khai ở miền Đông Pakistan được cho là nhằm chống lại bất kỳ mối đe dọa nào đến từ Ấn Độ.

PLA gần đây cũng đang hoạt động tại cảng Gwadar ở Pakistan, mà theo giới phân tích cho rằng đây là cơ sở cốt lõi giúp Trung Quốc bảo vệ tàu thuyền của mình đi qua vùng biển Ả Rập, bên cạnh các kế hoạch triển khai tàu chiến.

Tuy nhiên, trước mắt sẽ không có căn cứ quân sự nào được Bắc Kinh đề xuất trên lục địa vì điều này sẽ thổi bùng căng thẳng giữa Islamabad và New Delhi.

bo qua trieu tien trung quoc khan truong theo doi ten lua moi cua an do Căng thẳng Triều Tiên đẩy Mỹ - Trung khai chiến?

Trong bối cảnh CHDCND Triều Tiên và Mỹ đang khẩu chiến với lời lẽ ngày càng “lạnh xương sống”, nhiều người lo ngại về khả ...

bo qua trieu tien trung quoc khan truong theo doi ten lua moi cua an do Triều Tiên cảnh báo về \'vòng xoáy chiến tranh hạt nhân\' trên bán đảo

Truyền thông Triều Tiên cảnh báo một "vòng xoáy đen tối chiến tranh hạt nhân" tiềm ẩn trên bán đảo Triều Tiên vì chính sách ...

bo qua trieu tien trung quoc khan truong theo doi ten lua moi cua an do Nga bác cáo buộc xuất khẩu than của Triều Tiên

Điện Kremlin phủ nhận cáo buộc giúp Triều Tiên xuất hàng, lách lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Bình Nhưỡng.

/ Người đưa tin