Bộ GTVT “lật kèo” BOT – chuyện không thể tin nổi

Cách thay đổi thỏa thuận giá phí trạm BOT Nam Bình Định của bộ GTVT, dù có nguyên nhân gì đi nữa, là điều khó chấp nhận.

bo gtvt lat keo bot chuyen khong the tin noi

Trạm BOT Nam Bình Định.

Dư luận không chỉ bức xúc, mà còn rất sốt ruột với những hiện tượng đang xảy ra ở một số trạm BOT. Bức xúc thì rõ rồi, còn sốt ruột bởi lẽ, hiệu ứng domino đã, đang xuất hiện có thể kéo theo những hệ lụy khôn lường, đặc biệt sau “sự cố” ở BOT Cai Lậy.

Vậy mà, trong tình hình nước sôi lửa bỏng như thế, không hiểu sao, bộ GTVT lại hủy bỏ một phần về giảm giá phí đã thỏa thuận với tỉnh Bình Định ở trạm BOT Nam Bình Định.

Như báo Người Đưa Tin đăng tải, UBND tỉnh Bình Định, tổng cục Đường bộ Việt Nam và các nhà đầu tư đã thỏa thuận giảm giá vé qua BOT Nam Bình Định từ 35.000 đồng xuống 25.000 đồng /lượt đối với các phương tiện thuộc nhóm loại 1; các phương tiện thuộc các nhóm còn lại giảm 5.000 đồng/lượt. Nhưng những ngày cuối năm 2017, bộ GTVT vừa ban hành văn bản không đúng với giá vé đã thống nhất giữa 3 bên. Cụ thể, các phương tiện thuộc nhóm loại 1 chỉ giảm từ 35.000 đồng xuống 30.000 đồng, không đúng với thỏa thuận ban đầu là giảm còn 25.000 đồng.

Bộ GTVT nghĩ gì khi “lật kèo” và có hình dung được hậu quả của hành động đó hay không?

Trước hết, thỏa thuận về giá này đã được sở GTVT thông báo tại kỳ họp HĐND tỉnh Bình Định vào ngày 8/12. Như vậy, UBND tỉnh sẽ phải hứng chịu sức ép của cử tri và lòng tin vào chính quyền của nhân dân trong tỉnh.

Thứ hai, bị đẩy vào tình thế không thể khác, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng buộc phải tố chuyện “lật kèo” của bộ GTVT. Lúc này ông cũng phải nói thẳng sự thật mà ai cũng biết: Quốc lộ 1 qua địa bàn vừa đầu tư nâng cấp, mở rộng đã bị hư hỏng nghiêm trọng; khoảng cách giữa các trạm BOT bất hợp lý, không đúng quy định nên khiến người dân bức xúc. Vậy lý gì mà bộ GTVT vẫn “lật kèo”?

Thứ ba, theo ông Hồ Quốc Dũng, khi thay đổi thỏa thuận với tỉnh, bộ GTVT không hề thông báo với UBND tỉnh. Rất khó hình dung, khó tưởng tượng cách làm việc vô nguyên tắc như vậy. Dư luận có quyền đặt câu hỏi: Sức ép nào khiến bộ GTVT phải thay đổi thỏa thuận một cách bất bình thường như vậy?

Nếu như ở Bình Định, để yên lòng dân, Chủ tịch tỉnh đã phải lên tiếng và đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho người dân, thì ngày hôm qua (ngày 4/1), Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống phải trực tiếp ra trạm BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp yêu cầu xả trạm. Hành động quyết liệt như vậy bởi ông Võ Thành Thống thấy rất rõ: Các xe chỉ đi một đoạn đường ngắn mấy trăm mét mà phải trả tiền cho cả tuyến đường là không hợp lý.

Thủ tướng đã phải lên tiếng, chủ tịch một số tỉnh phải vào cuộc, điều đó cho thấy, mức độ phản ứng dây chuyền với các trạm thu phí BOT đang có xu hướng lan rộng, đòi hỏi cách giải quyết phải hết sức thận trọng, hài hòa. Do đó cách hủy một phần thỏa thuận việc giảm giá phí trạm BOT Nam Bình Định của bộ GTVT, dù có nguyên nhân gì đi nữa, là điều khó chấp nhận, nếu không muốn nói rằng, chẳng khác gì đổ dầu vào lửa.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

bo gtvt lat keo bot chuyen khong the tin noi Ai "lật kèo" vụ giảm giá vé BOT Nam Bình Định?

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chính là đơn vị đã lật kèo trong vụ ...

bo gtvt lat keo bot chuyen khong the tin noi \'Nói Bộ Giao thông ‘lật kèo’ trong việc giảm phí BOT là không đúng\'

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ khẳng định việc giảm giá ở BOT Nam Bình Định, Bộ GTVT đã cân đối giữa lợi ích của ...

/ nguoiduatin.vn