Tỉnh Bình Dương đã tổ chức vận hành đưa vào hoạt động giai đoạn II Khu liên hợp xử lý chất thải, nâng công suất xử lý rác mỗi ngày lên 4.000 tấn rác thải.
Ngày 10/1, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức vận hành đưa vào sử dụng nhà máy giai đoạn II Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Nhà máy này đảm bảo mỗi ngày có khả năng tiếp nhận, xử lý 3.000 tấn rác thải sinh hoạt và hơn 1.000 tấn rác công nghiệp, với tổng nguồn vốn đầu tư 30,5 triệu USD sử dụng nguồn vốn ODA do Chính phủ Phần Lan tài trợ tại khu vực .
Khu liên hợp xử lý chất thải được UBND tỉnh Bình Dương giao cho công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (trước là Cấp thoát nước Môi trường Bình Dương) làm chủ đầu tư.
Dự án có khả năng tái chế rác sinh hoạt làm phân compost với công suất 840 tấn/ngày. Bên cạnh đó, lò đốt rác công nghiệp có công suất 320 tấn/ngày để xử lý rác thải công nghiệp và y tế. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước rỉ rác công suất 3.000m³ và 50m³ nước thải công nghiệp.
Giai đoạn II Khu liên hợp xử lý rác thải đã được UBND tỉnh Bình Dương đưa vào sử dụng.
Theo ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Khu liên hợp xử lý chất thải được xem là một dự án trọng điểm mà tỉnh Bình Dương nỗ lực trong nhiều năm đầu tư nghiên cứu xây dựng với phương châm “biến rác thành tài nguyên”.
Khu liên hợp sử dụng công nghệ xử lý chất thải khép kín, tận dụng rác thải làm phân bón, tái chế bùn thải cấp nước công suất 100 tấn để sản xuất gạch xây dựng; các lò sấy bùn thải công nghiệp với công suất 100 tấn mỗi ngày.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2 nhờ áp dụng công nghệ tiến tiến của Phần Lan, khí biogas từ bãi rác sẽ được tận dụng dẫn qua hệ thống ống sau đó qua lò đốt làm cho máy phát điện chạy với công suất phát 2.000kwA (cung cấp gần 50% điện cho khu xử lý chất thải”.
Công nhân vận hành máy tại khu vực máy phát điện bằng khí biogas.
Theo GS. TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng viện Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, các hoạt động xử lý vận hành bằng máy phát điện chạy bằng biogas từ bãi chôn lấp rác, với công suất 2000kVA tương, đương 1.600kW, sản xuất được 40.000kWh, công nghệ xử lý sẽ giảm thiểu mỗi ngày 179 tấn CO2 và toàn bộ quy trình xử lý chất thải tại khu liên hợp mỗi năm sẽ giảm được 234 tấn khí thải CO2.
Bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng bộ Xây Dựng chúc mừng những nỗ lực mà lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cũng như chủ đầu tư khi giai đoạn II của Khu liên hợp đi vào sử dụng. Việc vận hành Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương giai đoạn II không những góp phần vận dụng có hiệu quả các giải pháp cải thiện và kiểm soát ô nhiễm mà dự án còn được đánh giá là nhà máy xử lý chất thải áp dụng công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chí bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế.
Một nhà máy chế biến mủ cao su ở Kon Tum bị dừng hoạt động
UBND tỉnh Kon Tum vừa thông báo yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất- dịch vụ- thương mại An Phú Thịnh Kon ... |
Hàng loạt học sinh ngộ độc khí thải từ nhà máy thép
Khoảng hơn 20 giáo viên, học sinh trường cấp THCS Quán Toan (Hải Phòng) bị ngất, nôn mửa khi hít phải khí độc phát tán ... |