Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Việt Nam cho rằng, việc Big C ngừng nhập hàng dệt may của Việt Nam là trắng trợn và không thể chấp nhận.
Thông tin Big C ngừng nhập mặt hàng dệt may từ doanh nghiệp Việt Nam đang vấp phải sự phản ứng gay gắt từ các đơn vị này cũng như của dư luận.
Sự việc còn khiến các chuyên gia kinh tế bức xúc. VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Vinh Phú – Chuyên gia kinh tế - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Việt Nam về vấn đề này.
- Ông đánh giá thế nào về việc Big C ngừng nhập các mặt hàng dệt may của Việt Nam?
Đây là sự việc động trời. Bởi thực tế ở Việt Nam, Big C đã nhận được rất nhiều sự ưu đãi của cơ quan chức năng khi đầu tư tại Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam đã “trải chiếu hoa” mời Big C vào làm ăn kinh doanh. Bao nhiêu bằng khen, giấy khen cũng đã được trao cho doanh nghiệp này. Mới đây, tại hội nghị 10 năm, đại diện Big C khẳng định sẽ ưu tiên hàng Việt và hứa 90% hàng Việt sẽ có mặt tại chuỗi siêu thị này.
Họ nói thế nhưng không làm thế. Việc đầu tiên Big C làm ngay khi có mặt là đuổi những nhà làm nhãn hàng làm riêng cho Big C, thứ hai là đuổi thế giới di động ra khỏi hệ thống, thứ 3 là tăng chiết khấu đối với những nhà cung ứng hàng Việt lên 25 – 30% giá trị. Như vậy, vô hình chung họ đã đuổi hàng Việt ra khỏi hệ thống của mình. Điều đó cho thấy Big C đã không tử tế lâu rồi.
Ông Vũ Vinh Phú. |
- Theo ông, đã có sự cảnh báo về việc “thiếu tử tế” này chưa?
Các chuyên gia đã cảnh báo về điều này lâu rồi. Trước đây, khi Big C đặt chân vào Việt Nam, đại diện Vụ Thị trường Trong nước (Bộ Công thương) đã trấn an doanh nghiệp nội địa rằng, hãy yên tâm là Big C không bỏ rơi hàng Việt cho đến khi hàng Việt mạnh lên. Nhưng các chuyên gia thì không cho thế. Rất nhiều người đã cảnh báo về khả năng Big sẽ “trở mặt” rồi.
- Việc Big C ngừng nhập hàng dệt may của các DN Việt Nam có vi phạm luật?
Theo luật Cạnh tranh, nhà bán lẻ không có quyền từ chối nhà cung ứng khi không có lý do chính đáng.
- Vậy Big C cần có những giải thích rõ ràng về việc ngừng nhập các mặt hàng dệt may Việt Nam?
Đúng vậy, ngoài ra Bộ Công thương, Hiệp hội Bán lẻ cũng cần vào cuộc về vụ việc này. Nhiều chính sách của chúng ta hiện nay đang quá ưu ái doanh nghiệp nước ngoài mà chưa quan tâm đến doanh nghiệp nội địa. Có một doanh nghiệp Việt Nam từng nói với tôi, doanh nghiệp Việt Nam không cần được ưu tiên, chỉ cần công bằng mà cũng không được. Nghe rất xót xa.
Chính sách lỏng lẻo nghĩa là chúng ta đang tự hại chúng ta, sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam thất thủ trên sân nhà. Và chúng ta sẽ trở thành người làm thuê mãi mãi. Tất cả thị phần, doanh số, hàng trăm tỉ đôla, doanh nghiệp nước ngoài sẽ "vớt" hết. Sẽ có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế ở các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang diễn ra như hiện nay mà cơ quan chức năng đành bất lực đứng nhìn.
Big C ngừng nhập hàng, doanh nghiệp Việt kéo tới văn phòng phản đối
Chiều 3/7, đại diện nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dệt may cho Big C Việt Nam kéo đến văn phòng Central Group tại ... |
Sát Tết, Big C lại quy định khách chỉ mua 5 thùng bia mỗi ngày
Cũng như Tết Nguyên đán 2017, dịp Tết này, hệ thống siêu thị Big C tiếp tục hạn chế lượng bia bán cho khách mua ... |
Thanh tra Metro, Big C mất cả năm, Bộ Tài chính muốn sửa Luật
Quy định thanh tra thuế không quá 45 ngày, theo Bộ Tài chính, không phù hợp với các đơn vị vốn đầu tư nước ngoài ... |