Biến đổi khí hậu và COVID-19: Gia tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm mới

Dịch bệnh COVID-19 khiến hơn 75.000 người bị lây nhiễm trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên và lần cuối cùng thế giới đối phó với sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu, biến đổi khí hậu và những hệ luỵ của nó sẽ còn gây ra nhiều mối đe doạ trầm trọng hơn đối với cuộc sống con người.

bien doi khi hau va covid 19 gia tang nguy co cac benh truyen nhiem moi

Tro từ các vụ cháy rừng tại Bãi biển Narrawallee, gần thị trấn Milton ở bang New South Wales, Australia, vào ngày 13.1 . Ảnh: Bloomberg

Các dịch bệnh toàn cầu từng xảy ra như SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng) vào năm 2003, virus Zika năm 2015-2016 và MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) được chẩn đoán lần đầu tiên vào năm 2012 - căn bệnh gây ra do chủng virus Corona này dường như không phải là lần cuối cùng, theo thông tin từ tờ SCMP.

Năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới WHO từng cảnh báo rằng các bệnh truyền nhiễm mới đang trở thành một mối đe dọa ngày càng lớn đối với con người trong bối cảnh đô thị hóa gia tăng, kháng kháng sinh và biến đổi khí hậu.

Tuy rằng mối quan hệ giữa chủng virus Corona mới (COVID-19) và biến đổi khí hậu chưa có nhiều liên quan, nhưng khí hậu ấm lên sẽ khiến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm mới lạ khác trong tương lai trở nên trầm trọng hơn.

Nhiệt độ toàn cầu tăng lên làm cho mùa đông ngắn hơn, là điều kiện cho một số bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết và sốt rét phát triển tốt hơn.

Mùa đông bớt lạnh hơn và ngắn hơn cũng có lợi cho các tác nhân mang mầm bệnh tiềm ẩn, như muỗi và chuột, vì chúng có thể hoạt động và sinh sản lâu hơn và sớm hơn trong mùa này. Khí hậu ấm hơn cũng cho phép con người đi xa hơn về phía bắc và đến độ cao cao hơn, vượt qua các biên giới và mang theo mầm bệnh tới những vùng đất mới.

Kết hợp với khí hậu ấm lên là sự thay đổi của vòng tuần hoàn nước. Mưa lớn và lũ lụt sẽ có nguy cơ nhiều hơn và dữ dội hơn. Lượng mưa lớn tạo thành những vũng nước tù đọng, là nơi sinh sản của muỗi.

Cuối cùng, biến đổi khí hậu cũng có thể làm ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật hoang dã thông qua nhiệt độ ấm lên và mực nước biển dâng. Cùng với các xáo trộn sinh thái khác, như đô thị hóa và nạn phá rừng, động vật hoang dã có thể bị buộc phải tìm nơi ẩn náu ở gần các khu vực đô thị do mất đi môi trường sống, gây ra nguy cơ tiềm ẩn lây lan bệnh truyền nhiễm mới từ động vật hoang dã trong quá trình tiếp xúc gần hơn với động vật nuôi và con người.

Đây là một vấn đề đặc biệt vì thiên nhiên là nơi chứa các căn bệnh truyền nhiễm tiềm tàng đối với con người: 60% trong số tất cả các bệnh ở người và 75% các bệnh truyền nhiễm mới hoành hành trong vài thập kỷ qua là bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Vì vậy, khi con người sống tập trung đông đúc và du lịch toàn cầu ngày càng phổ biến, dịch bệnh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sự xuất hiện và tái phát của các bệnh truyền nhiễm chỉ là một trong nhiều rủi ro sức khỏe mà biến đổi khí hậu có thể mang lại.

Biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ gây ra thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm do các bệnh truyền nhiễm, các bệnh không lây nhiễm như căng thẳng do làm việc ở môi trường nhiệt độ quá cao, các bệnh lây truyền qua đường nước như dịch tả và nhiều bệnh khác. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết và quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con người.

bien doi khi hau va covid 19 gia tang nguy co cac benh truyen nhiem moi Một tháng xáo trộn kinh tế toàn cầu của virus corona

Sản xuất, dịch vụ bị "đứt gãy" ở nhiều nơi, chứ không riêng Trung Quốc trong khoảng một tháng dịch viêm phổi được công bố ...

 

Bảo Châu

/ laodong.vn