Thông tư liên tịch 02/2018 quy định bị can bị áp dụng biện pháp tạm giam được tự quản lý phần giấy tờ do mình đã ghi chép và được mang tài liệu đó vào buồng giam. Việc đọc, ghi chép tài liệu diễn ra dưới sự giám sát của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa.
Theo nội dung Thông tư, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án quyết định việc sao tài liệu hoặc số hóa tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội, tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa để bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện việc đọc, ghi chép khi họ có yêu cầu.
Bị can sẽ được đọc, ghi chép tài liệu vụ án trong một số trường hợp - Ảnh minh họa
Tuy nhiên, việc đọc và ghi chép tài liệu này buộc hạn chế trong một số trường hơp như: Các tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước; bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bí mật gia đình...; các thông tin, tài liệu mà người tham gia tố tụng là người tố giác, báo tin về tội phạm đã yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giữ bí mật.
Ngoài ra, các quyết định, lệnh, văn bản tố tụng đã được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, các bị can cũng bị từ chối khi yêu cầu được đọc và ghi chép.
Việc bị can đọc, ghi chép tài liệu điều tra cũng không được phép khi có căn cứ xác định bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội tiết lộ thông tin vụ án, bí mật điều tra mà mình biết khi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu giữ bí mật; sử dụng tài liệu đã được đọc, ghi chép vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nội dung Thông tư cũng nêu rõ, khi chưa kết thúc điều tra vụ án, vụ án đang trong giai đoạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung hoặc điều tra lại hoặc Tòa án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại cũng không được đọc và ghi chép tài liệu vụ án theo yêu cầu.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 18-3 cũng quy định rõ, bị can bị áp dụng biện pháp tạm giam được tự quản lý phần giấy tờ do mình đã ghi chép và được mang tài liệu đó vào buồng giam. Việc đọc, ghi chép được diễn ra dưới sự giám sát của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Thời gian cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được đọc, ghi chép tài liệu mỗi lần không quá 3 giờ, trong 1 ngày không quá 2 lần.
Đề nghị truy tố nữ phóng viên lừa doanh nghiệp 280 triệu
Uyển nhận lời giúp doanh nghiệp ở Hậu Giang gỡ 3 bài báo trên mạng với giá 700 triệu đồng. Khi nhận 280 triệu, nữ ... |
Vụ ôtô hất văng CSGT: Tài xế dương tính ma túy lái xe chở thuốc lá lậu
Bị cảnh sát truy đuổi, tài xế lái xe bán tải tăng ga bỏ chạy. Khi môtô đặc chủng của cảnh sát tiếp cận thì ... |
Án mạng từ chuyện rọi đèn pha xe máy vào mặt
Sau khi gây án, hung thủ rời khỏi hiện trường bỏ trốn. Ngay trong đêm, Minh bị cảnh sát bắt giữ khi đang lẩn trốn ... |
Phó giáo sư chép sách từng là bị can trong một vụ án
Phó giáo sư sao chép sách bán hàng đa cấp từng là bị can trong vụ án “Làm giả tài liệu của cơ quan nhà ... |