Bệnh viện "tách đôi" với 550 giường chuyên trị Covid-19

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch có diện mạo mới với hai cổng vào riêng biệt do chuyển đổi công năng theo mô hình bệnh viện "tách đôi", hoạt động từ ngày 13/6.

Một nửa bên phải của bệnh viện, tính theo chiều dọc đi từ cổng chính vào, vẫn là các phòng khám và các khoa lâm sàng, cận lâm sàng phục vụ điều trị người bệnh lao và bệnh phổi không do lao. Nửa bên trái bệnh viện là "Đơn vị điều trị Covid-19" sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân mắc Covid-19.

Bệnh viện "tách đôi" với 550 giường chuyên trị Covid-19
Hàng rào chắn tách biệt hai nửa bệnh viện, kể cả tách biệt hai nhóm nhân viên cho hai chức năng. Ảnh: Sở Y tế TP HCM.

Hai nửa bệnh viện tách biệt nhau, với cổng vào riêng, những khối nhà riêng. Khu dùng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đã được bố trí những buồng áp lực âm, giường hồi sức, các buồng bệnh thông thoáng không dùng điều hòa trung tâm... Khu vực cận lâm sàng cũng nằm riêng biệt, trong đó có xét nghiệm RT-PCR chẩn đoán Covid-19.

Quy mô giường bệnh của một nửa bệnh viện chuyên phục vụ cho bệnh nhân Covid-19 hiện nay là 550 giường, với 66 giường hồi sức. Theo Sở Y tế TP HCM, nửa bệnh viện sẵn sàng đi vào hoạt động đúng theo kế hoạch 2.000 giường điều trị Covid-19 của Sở.

Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa sâu về bệnh lý đường hô hấp và hồi sức hô hấp, bệnh lý nhiễm trùng, nơi này được Sở Y tế giao nhiệm vụ tiếp nhận điều trị các trường hợp Covid-19 nhẹ lẫn nặng. Điều này giúp giảm áp lực cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM - tuyến cuối chuyên điều trị các ca nặng.

Mô hình "Split hospital" này từng khá thành công của Hàn Quốc trong ứng phó với đại dịch Covid-19, giúp các bệnh viện đáp ứng năng lực điều trị nhưng không trở thành ổ dịch lây lan.

Bệnh viện "tách đôi" với 550 giường chuyên trị Covid-19
Khu vực xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho "Đơn vị điều trị Covid-19" tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Sở Y tế TP HCM.

Sở Y tế TP HCM ngày 9/6 quyết định chuyển công năng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành nơi chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19, với 400 giường, trong đó có 46 giường hồi sức tích cực (ICU). Bệnh viện huyện Củ Chi cũng chuẩn bị để sẵn sàng đổi công năng thành Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi 500 giường, nếu số ca nhiễm trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng sẽ đưa vào sử dụng.

Từ khi bắt đầu bùng phát Covid-19, ngành y tế đã triển khai mô hình Bệnh viện dã chiến tại Củ Chi và Cần Giờ để chuyên tiếp nhận cách ly điều trị người bệnh, đạt hiệu quả cao.

Theo Sở Y tế TP HCM, việc triển khai thêm đơn vị này, cùng với Bệnh viện điều trị Covid-19 Củ Chi (chuyển đổi công năng từ Bệnh viện huyện Củ Chi) đã kịp thời "chia lửa" khi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đang tạm thời phong tỏa do phát hiện 22 nhân viên mắc Covid-19.

Nhân viên y tế mắc COVID-19: TP.HCM cảnh báo nguy cơ dịch lan từ bệnh viện Nhân viên y tế mắc COVID-19: TP.HCM cảnh báo nguy cơ dịch lan từ bệnh viện

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định, hiện nay chính các bệnh viện là nơi có nguy cơ lây lan ...

/ vnexpress.net