Cho rằng việc lấy ý kiến người dân theo quy định của pháp luật không đúng đối tượng, nhiều cư dân tại khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn đã lên tiếng phản đối xây dựng bệnh viện u bướu tại khu đất từng được quy hoạch làm khu đầu mối kỹ thuật. Tuy nhiên chủ đầu tư (CĐT) dự án này khẳng định, sẽ xây viện bất chấp phản ứng của cư dân.
Lấy ý kiến không đúng đối tượng
Phản ánh với Báo Lao Động, cư dân tại KĐT Ngoại giao đoàn cho biết không được lấy ý kiến về việc chuyển đổi khu đất đầu mối vốn thuộc quy hoạch KĐT Ngoại giao đoàn. Trong thời gian xây bệnh viện, CĐT xin ý kiến đánh giá tác động môi trường "từ người nơi khác".
Bà B.T.H, đại diện cư dân tòa nhà N01T5 nói: "Chúng tôi từ trước đến nay đấu tranh phản đối cho phép chuyển khu đất đầu mối kỹ thuật cho CĐT Vija Metech JSC để xây bệnh viện.
Để phản đối quyết định này, chúng tôi kiên trì gửi đơn thư kêu cứu, kiến nghị lên nhiều cấp chính quyền và cơ quan chức năng thành phố và trung ương".
Dự án Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều cư dân KĐT Ngoại giao đoàn. Ảnh: Phan Anh |
Đồng quan điểm, chị Đoàn Thị Lan Anh (cư dân KĐT Ngoại giao đoàn) nói: "Tôi là một trong số ít những người đã gửi đơn khởi kiện liên quan đến Quyết định 2905 điều chỉnh quy hoạch KĐT Ngoại giao đoàn. Chúng tôi cần công khai tính minh bạch về quyết định điều chỉnh này, nhất là việc toàn bộ 10 cư dân được lấy ý kiến không sinh sống tại KĐT Ngoại giao đoàn".
Bên cạnh đó, người dân KĐT Ngoại giao đoàn cho rằng, ngoài việc chưa xin ý kiến cư dân khu Ngoại giao đoàn về đánh giá tác động môi trường, còn một dấu hiệu cho thấy sự bất thường, vi phạm quy định của pháp luật khi bệnh viện này khởi công xây dựng từ tháng 3.2017, sớm 2 tháng trước khi có quyết định 2905, tại thời điểm khởi công chưa có giấy phép xây dựng.
Dân phản đối thì kệ người ta; không quan tâm
Trước sự phản đối kịch liệt của cư dân, ông Vũ Xuân Hợp - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Y học Việt Nam - Nhật Bản (Vija Metech JSC) - chủ đầu tư dự án Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản khẳng định "kệ người ta", và sẽ tiếp tục xây viện.
"Tôi là người có tiền, tham vọng là cống hiến. Phản đối đến cùng thì kệ người ta.
Dân mình cứ mang Luật Thủ đô rằng không xây dựng bệnh viện trong nội thành, nhưng lúc đó khu này là huyện Từ Liêm chứ đâu phải quận? Người dân lấy cái mới áp đặt cho cái cũ. Chính quyền đứng ra giải thích, đó là việc của chính quyền" - ông Hợp nói.
Sau thời gian dài “đắp chiếu“, bệnh viện này đã được chuyển đổi thành bệnh viện đa khoa. Ảnh: Phan Anh |
Bên cạnh đó, đại diện Vija Metech JSC khẳng định không xin lại ý kiến đánh giá tác động môi trường:
"Người dân phản ứng vì không lấy ý kiến tác động môi trường rộng rãi, nhưng việc này không phạm luật, không ai quy định lấy theo tỷ lệ bao nhiêu dân số trong khu vực, bao nhiêu người mới đúng quy định, và đối tượng nào là đối tượng được lấy? Cái đó là chủ đầu tư xem xét và vận dụng tình hình, được sự đồng ý của chính quyền địa phương để làm".
Chủ tịch HĐQT Vija Metech JSC cũng cho biết, nếu muốn tiếp cận hồ sơ dự án thì người dân có thể lên cổng thông tin điện tử, chủ đầu tư "không quan tâm" và muốn biết thông tin thì "gặp chính quyền làm việc".
Theo Điều 16 Luật Xây dựng (về trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng) thì cơ quan, chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
UBND có liên quan, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong việc lấy ý kiến.
Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng thì Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan ở địa phương.
Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, giải trình, tiếp thu và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo Luật Quy hoạch đô thị, cơ quan chức năng cũng phải lấy ý kiến cộng đồng khi lập, điều chỉnh quy hoạch và phải có trách nhiệm trả lời, giải trình, công khai các ý kiến…
Theo Điều 16 Luật Xây dựng (về trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng) thì cơ quan, chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
UBND có liên quan, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong việc lấy ý kiến.
Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng thì Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan ở địa phương.
Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, giải trình, tiếp thu và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo Luật Quy hoạch đô thị, cơ quan chức năng cũng phải lấy ý kiến cộng đồng khi lập, điều chỉnh quy hoạch và phải có trách nhiệm trả lời, giải trình, công khai các ý kiến…
Phan Anh
Cận cảnh bệnh viện nghìn tỉ bị lãng quên lạnh lẽo giữa lòng Hà Nội
Từng được kỳ vọng là bệnh viện quốc tế 5 sao, với trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của ... |
2 dự án bệnh viện nghìn tỷ của Bộ Y tế vẫn \'đắp chiếu\' sau 3 năm triển khai
Sau 3 năm triển khai, 2 dự án bệnh viện nghìn tỷ của Bộ Y tế vẫn \'đắp chiếu\' chậm tiến độ 18 tháng và còn đang xin ... |