Bé trai bị bố ruột, mẹ kế hành hạ: Chúng ta làm được gì, ngoài nước mắt?

Liên tiếp trong thời gian qua, xảy ra hai vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng, đều xuất phát từ mối quan hệ mẹ kế - con chồng. Tuy nhiên, trường hợp cháu bé T.G.K (10 tuổi, phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) không chỉ bị mẹ kế mà còn bị cha ruột hành hạ tàn ác.

be trai bi bo ruot me ke hanh ha chung ta lam duoc gi ngoai nuoc mat

Những vết thương chi chít trên mặt cháu bé. Ảnh: Cường Ngô

Nhiều người vốn cứng rắn cũng không thể cầm lòng, rơi nước mắt khi đọc các thông tin về vụ bạo hành mà mức độ tàn ác, dã man thật khó tưởng tượng đối với một cậu bé ngây thơ, vô tội. Điều gây xúc động sâu sắc còn là tấm lòng hiếu thảo, nhân ái, cao thượng của cháu bé, dù bị cha ruột đánh đập dã man đến thân tàn ma dại, ông bà nội không nhận ra, nhưng vẫn cầu mong người khác đừng đẩy bố cậu vào tù tội.

“Dù sao, đó cũng là bố của con, đừng đẩy bố vào tù”, câu nói của bé làm người lớn đau lòng, cảm phục. Một thiên thần có tấm lòng cao cả như vậy mà hết bà mẹ kế, đến ông bố đẻ của cháu ra sức hành hạ, không từ một thủ đoạn nào, triền miên trong hai năm trời. Để cho cháu, từ hồng hào, bụ bẫm, nặng 40kg, nay chỉ còn 20kg. Cháu còn bị bắt buộc phải bỏ học, giam cầm trong địa ngục do cặp vợ chồng kia tạo ra.

Xã hội và chúng ta làm được gì, ngoài “bàng hoàng” và nước mắt? Sau những trận cuồng phong, bão tố của dư luận, ý kiến, chúng ta lại quay về cuộc sống đời thường, lãng quên những cú sốc của người khác.

Những kẻ tàn ác dù có bị xử lý, bỏ tù hay tử hình thì cái ác vẫn hiện hữu, với bóng đen ám ảnh của nó, làm cuộc sống của chúng ta ngột ngạt, bất an.

Hệ thống pháp luật, cơ quan bảo vệ pháp luật, dù hoàn hảo, đầy đủ đến đâu cũng đành bất lực với cái ác nảy sinh từ trong mỗi ngôi nhà, hiện hữu trong các tổ ấm, vốn của yêu thương, che chở, hy sinh. Làm sao pháp luật có thể cảm hóa được, khi cái ác và sự vô cảm đến mức không còn tính người nằm ở trong lòng của những người làm cha, làm mẹ?

Vụ việc đặt ra nhiều câu hỏi nhức nhối: Tại sao việc hành hạ trẻ em nghiêm trọng, kéo dài như vậy mà chủ nhà, hàng xóm, kể cả mẹ ruột, ông bà nội của bé không ai hay biết? Hai năm qua, mẹ đẻ không thăm con hay thăm con mà không nhận ra điều gì? Phải chăng người lớn chúng ta quá vô cảm? Và còn bao nhiêu cháu bé khác đang bị đày đọa mà chúng ta không hay biết?

Nỗi đau của bé cháu T.G.K làm lay động lương tri chúng ta, để nhắc nhớ về một bài học không bao giờ cũ là phải cảnh giác với cái ác, ở bất cứ nơi đâu, để phòng tránh và diệt trừ.

be trai bi bo ruot me ke hanh ha chung ta lam duoc gi ngoai nuoc mat Mẹ kế bé trai 10 tuổi bị bạo hành: \'Tôi có cầm đũa vụt mạnh vào mặt cháu\'

Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) vừa triệu tập và yêu cầu mẹ kế bé trai T.G.K (10 tuổi) bị bạo hành viết tường ...

be trai bi bo ruot me ke hanh ha chung ta lam duoc gi ngoai nuoc mat Hà Nội: Bé trai bị bố và mẹ kế đánh rạn sọ não xin tha cho bố

Hai năm ở với bố và mẹ kế, bé Gia K. không được đi học, phải làm hết việc nhà, ăn không đủ no, ngủ ...

be trai bi bo ruot me ke hanh ha chung ta lam duoc gi ngoai nuoc mat Bị bố ruột, mẹ kế bạo hành, bé trai 10 "tháo chạy" khỏi cuộc sống tù ngục?

Khi bố mẹ bỏ nhau, cháu K được bố đưa đi ở cùng mẹ kế. Từ khi đó đến nay bé không được tiếp xúc ...

/ Lao động