Trong số 6 ứng cử viên được các đơn vị thành viên Liên đoàn bóng đá Việt Nam giới thiệu cho vị trí Phó Chủ tịch Tài chính VFF, bầu Đức không có tên.
Theo đó, có 6 người được các tổ chức thành viên VFF giới thiệu ra tranh cử ghế Phó Chủ tịch tài chính gồm: Ông Trần Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn; ông Trần Anh Tú - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc VPF, Uỷ viên Thường trực VFF; ông Lê Văn Thành - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP thể thao Động Lực, hiện đang là ủy viên Ban Chấp hành VFF; ông Phạm Thanh Hùng - Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành VFF và Trưởng Ban Bóng đá nữ VFF; ông Nguyễn Hoài Nam - Tổng Giám đốc Tập đoàn Berjaya và ông Trần Văn Liêng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinacacao.
Thực tế, Trần Anh Tú, Nguyễn Hoài Nam, Trần Văn Liêng đều đã xin rút trước đó. Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn - người đang tạm thời phụ trách công tác tài chính và vận động tài trợ VFF cũng sẽ xin rút. Như vậy, ứng viên cho chức Phó Chủ tịch tài chính VFF chỉ còn lại ông Lê Văn Thành và Phạm Thanh Hùng.
Câu hỏi được đặt ra, phải chăng bầu Đức đã không còn uy tín với các đơn vị thành viên VFF? Nếu nhìn nhận ở góc độ này thì không đúng, bởi ngay như CLB HAGL cũng có thể giới thiệu bầu Đức. Vấn đề mà tất cả cùng đang nhìn nhận là không giới thiệu một người khi biết chắc chắn sẽ từ chối và không còn mặn mà với chức tước ở VFF. Nếu giới thiệu bầu Đức thời điểm này chỉ mang tính hình thức, thay vào đó hãy để cơ hội cho những người thực sự có mong muốn cống hiến.
|
|
Bầu Đức không được giới thiệu ra tranh cử Phó Chủ tịch VFF. |
Tất cả vẫn còn nhớ trước thềm Đại hội VFF khoá 8 hồi cuối năm 2018, cuộc đua vào các vị trí chủ chốt đã khiến nội bộ VFF không hề yên ả. Đỉnh điểm là câu chuyện Tiểu ban nhân sự đại hội công bố các tiêu chí ứng viên có điều kiện cần là “bằng đại học”. Điều này vô tình chạm đến tự ái của bầu Đức khi tất cả đều biết ông là doanh nhân không có bằng đại học.
Ông đã phản ứng bằng việc công kích lại VFF, từ chối tham dự cuộc họp với lãnh đạo Bộ VHTTDL chỉ vì “không có bằng đại học”. Hay chuyện bầu Đức được các đơn vị thành viên VFF giới thiệu tranh cử nhưng vì đã từ chối nên đã không có tên trong danh sách các ứng viên Ban chấp hành VFF khóa VIII. Lẽ ra, theo nguyên tắc vẫn phải có tên. Đó là điều đã khiến bầu Đức rời khỏi VFF trong tâm thế bất mãn. Thậm chí, có những quan điểm đưa ra rằng có âm mưu muốn loại bỏ bầu Đức.
Thực tế, câu chuyện tiêu chí “bằng đại học” mà VFF đưa ra không sai. Và đó cũng là quy trình trong bất kỳ cuộc bầu cử nào. Thế nhưng, quan điểm được giới chuyên môn nhìn nhận rằng, việc đưa tiêu chí bằng đại học cho các ứng viên tham gia tranh cử không hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế của tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến bóng đá.
Và nếu đặt tiêu chí này vào bối cảnh hiện tại, VFF có thể sẽ bỏ qua nhiều những nhân tố có “nghề” về bóng đá. Và cái gì chưa hợp lý thì sẽ thay đổi. VFF sau đó đã điều chỉnh lại bộ tiêu chí của mình đối với các thành viên tham gia tranh cử tại Đại hội khóa 8.
Bây giờ, khi VFF tìm ứng viên tranh cử Phó Chủ tịch tài chính thay ông Cấn Văn Nghĩa (từ chức hồi tháng 6-2019) cũng nhận được nhiều chú ý. Và trong bộ tiêu chí được công bố, đã không còn nhắc đến điều kiện “bằng đại học” vốn được cho là nhạy cảm đã kéo theo những lùm xùm không đáng có. Chỉ tiếc rằng, những gương mặt được giới thiệu lần này đều quá quen thuộc và không thực sự có đủ tầm ngồi ghế “nóng”. Với những người xứng đáng thì đã xin rút hoặc sẽ xin rút.
Ngay cả bầu Đức cũng đã không còn được nhắc tên trong cuộc bầu bán mà ông mới là nhân vật xứng tầm.
Malaysia chỉ tập trung ngắn hạn trước trận đấu với Việt Nam Theo lịch, khi vòng loại World Cup 2022 nối lại, tuyển Malaysia sẽ lần lượt gặp UAE (sân khách, 8/10) và tuyển Việt Nam (sân nhà, 13/10). Huấn luyện viên Tan Cheng Hoe mong muốn Malaysia có nhiều thời gian tập trung hơn nhưng bất lực. Theo kế hoạch, giải chuyên nghiệp Malaysia sẽ được nối lại ngày 26/8, sau hơn 5 tháng tạm hoãn vì dịch COVID-19. Đến cuối tháng 9, tuyển Malaysia sẽ hội quân. Chủ tịch Ủy ban thi đấu của Liên đoàn bóng đá Malaysia (FAM), ông Datuk Mohd Yusoff Mahadi cho biết không thể có thêm thời gian cho đội tuyển quốc gia, bởi lịch thi đấu dày đặc. Ông Yusoff chỉ hy vọng quãng thời gian ngắn ngủi khi giải vô địch quốc gia trở lại, các tuyển thủ Malaysia sẽ lấy lại phong độ tốt nhất. “Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng không còn có ngày trống để tuyển Malaysia tập trung dài hạn hơn”, Yusoff phát biểu trên tờ The Star. So với Malaysia, tuyển Việt Nam có lợi thế hơn nhiều. V.League đá lại từ ngày 5/6, thầy trò ông Park cũng sẽ có 2 đợt tập trung để chuẩn bị và có trận giao hữu quốc tế gặp Kyrgyzstan ngày 8/10. Tại bảng G, tuyển Malaysia đang có 9 điểm, đứng thứ 2 sau tuyển Việt Nam (11 điểm). Trước khi chạm trán UAE và Việt Nam, thầy trò Tan Cheng Hoe sẽ có trận giao hữu gặp Bahrain hôm 2/10. |
Hưng Hà
Huấn luyện viên Lee Tae-hoon mừng gì, lo gì khi bầu Đức chiêu mộ Anh Đức?
Sau trận thắng Quảng Nam 3-1, huấn luyện viên Lee Tae-hoon của Hoàng Anh Gia Lai đã chia sẻ về tiền đạo Anh Đức . |
Đầu quân cho bầu Đức, Anh Đức mở cánh cửa trở lại đội tuyển Việt Nam
Với việc đầu quân cho Hoàng Anh Gia Lai theo lời mời của bầu Đức, Nguyễn Anh Đức nhiều khả năng sẽ tái hợp với ... |