Bắt buộc chủ xe mở tài khoản ngân hàng: Nên hay không?

Việc bắt buộc các chủ xe phải mở tài khoản tại ngân hàng, theo chuyên gia, có nhiều bất cập và khó khả thi.

Thời gian qua CATP Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải đã nêu ý kiến đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đường bộ theo hướng bắt buộc các chủ xe phải mở tài khoản tại ngân hàng để thuận tiện cho việc phạt nguội đối với các trường hợp vi phạm luật giao thông.

Đề xuất này đang gặp phải những phải ứng trái chiều từ người dân. Phần lớn dư luận cho rằng đây là việc làm khó cho người dân.

Chủ trương đúng nhưng đề xuất khiên cưỡng

Việc triển khai biện pháp phạt nguội thông qua hệ thống camera giám sát là một chủ trương hay nhằm hạn chế tiêu cực trong lực lượng tuần tra kiểm soát thuộc CSGT, TTGT cũng như cắt giảm được rất nhiều biên chế lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường.

Thông qua hệ thống camera giám sát, các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ như: vượt đèn độ, chạy quá tốc độ, lấn làn… đều được hệ thống ghi lại và xử phạt nghiêm minh. Người dân khi vi phạm không thể và không có điều kiện tiếp xúc với lực lượng chức năng để bắt tay chung chi tiêu cực.

Hiện nay có rất nhiều nước trên thế giới sử dụng biện pháp này để xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông. Các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… đều đã sử dụng hệ thống camera giám sát để xử phạt các chủ xe vi phạm.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện biện pháp phạt nguội có rất nhiều trường hợp chủ xe chây ì việc nộp phạt. Cụ thể, do quy định hiện nay cơ quan đăng kiểm sẽ không cấp giấy phép lưu hành nếu chủ xe chưa nộp phạt nguội do đó chỉ khi nào xe ô tô đến hạn đăng kiểm thì chủ xe mới chịu nộp phạt.

bat buoc chu xe mo tai khoan ngan hang nen hay khong

CATP Hà Nội và Bộ GTVT muốn buộc các chủ xe phải mở tài khoản tại ngân hàng để thuận tiện cho việc phạt nguội đối với các trường hợp vi phạm luật giao thông. Ảnh minh họa

Để khắc phục tình trạng trên TP Hà Nội và Bộ GTVT đã đề xuất sửa luật theo hướng bắt buộc các chủ xe phải mở tài khoản tại ngân hàng để bảo đảm việc thu tiền phạt nhanh chóng. Nếu đề xuất này được thông qua trong đợt sửa đổi Luật giao thông đường bộ kỳ tới thì sẽ có những bất cập rất lớn và khó thực thi.

Đầu tiên việc bắt buộc các chủ xe phải mở tài khoản tại ngân hàng là vô cùng gượng ép. Ngoài các doanh nghiệp đương nhiên phải có tài khoản ngân hàng còn lại rất nhiều chủ xe tư nhân, không kinh doanh nên không có nhu cầu mở tài khoản để giao dịch. Việc bắt buộc hàng triệu người phải mở tài khoản để bảo đảm nộp phạt là lãng phí và bất khả thi.

Mặt khác, để bảo đảm việc nộp phạt trên tài khoản mỗi cá nhân phải duy trì một số dư tối thiểu hằng năm, giả sử ít nhất là 1.000.000 đồng trên mỗi tài khoản thì với gần 3 triệu xe ô tô đang lưu hành trên toàn quốc, số tiền gần 3.000 tỉ đồng treo trên tài khoản hằng năm sẽ rất vô cùng lãng phí. Bộ GTVT có trả lãi vay ngân hàng cho số tiền bị treo này hay không?

Mặt khác, theo luật pháp hiện hành làm sao cơ quan CSGT có thể yêu cầu ngân hàng trích tài khoản cá nhân nộp phạt? Các hành vi vi phạm luật giao thông này có đến mức cần một mệnh lệnh từ cơ quan pháp quyền?

Cần biết theo pháp luật hiện hành tài khoản ngân hàng của khách hàng là bí mật không được tiết lộ ngoại trừ có lệnh của Toà án, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án đối với các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải phong toả tài khoản.

Biện pháp kinh tế kết hợp chế tài

Rõ ràng phạt nguội các hành vi vi phạm giao thông là một giải pháp hay và hiệu quả nhằm chống tiêu cực trong lực lượng thi hành công vụ và giảm được biên chế lực lượng tuần tra kiểm soát, cần nhân rộng ra tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên để giải pháp này khả thi hơn cần phải cải tiến phương pháp thực thi và có chế tài nặng hơn đối với các hành vi chây ỳ nộp phạt.

Hiện nay kênh duy nhất để giúp thu tiền phạt của người vi phạm là thông qua các trạm đăng kiểm theo nguyên tắc: nộp phạt thì mới được đăng kiểm định kỳ. Theo quy định hiện hành thì các xe ô tô phải tiến hành đăng kiểm định ký 6 tháng, 1 năm hoặc 1,5 năm… tuỳ theo đời xe.

Vì vậy nếu chủ xe vi phạm cố ý chây ỳ cho đến kỳ đăng kiểm mới nộp phạt thì ngân sách sẽ thất thu do nộp phạt chậm.

Vì vậy, một trong các biện pháp xử lý là yêu cầu phạt bổ sung do hành vi nộp phạt chậm, ví dụ là theo lãi suất ngân hàng tính từ thời điểm vi phạm đối với hành vi nộp phạt chậm. Nặng hơn là các biện pháp bổ sung như tước bằng lái có thời hạn, vĩnh viễn…

Kinh nghiệm ở các nước cho thấy toà án sẽ tham gia vào quá trình xử lý người vi phạm. Nếu chây ì việc nộp phạt một ngày đẹp trời bạn sẽ nhận trát của toà án yêu cầu hầu toà đối với hành vi vi phạm của mình. Toà có thể xử phạt bằng các biện pháp hành chính: lao động công ích, tước bằng lái…, phạt tiền hoặc có thể xem xét xử lý hình sự.

Đây mới chính là điều cần bổ sung vào việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ trong kỳ họp Quốc hội sắp tới nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của luật pháp đối với các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

bat buoc chu xe mo tai khoan ngan hang nen hay khong Chủ xe biển số 34567 đã trình diện công an sau khi tài xế tuyên bố sốc óc

Tài xế xe 34567 tuyên bố sốc óc không đến trình diện công an mà chủ xe đã đến Đội CSGT Công an huyện Phú ...

bat buoc chu xe mo tai khoan ngan hang nen hay khong Đăng ký ô tô phải có tài khoản để phạt nguội: Người mượn vi phạm, chủ xe cũng phải chịu phạt

Nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho rằng, chủ xe mặc dù không phải là người trực tiếp gây ...

/ http://baodatviet.vn