Trong khi Tổng thống Trump gây phẫn nộ khắp Trung Đông thì ngược lại, Tổng thống Putin lại thể hiện mình là một đối tác tỉnh táo và đáng tin cậy ở khu vực.
Tổng thống Putin đang cho thấy nước Nga là một đối tác đáng tin cậy. |
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có chuyến thăm bất ngờ tới Syria hôm 11/12 trên đường công du Trung Đông. Dừng chân ở Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, ông chủ Điện Kremlin có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo đồng cấp, cùng nhau ký kết các thỏa thuận khổng lồ và thể hiện bản thân như một chính khách quốc tế có uy tín.
Tờ Washington Post đánh giá, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gây phẫn nộ khắp khu vực, Tổng thống Putin lại đóng một vai trò của một đối tác tỉnh táo và đáng tin cậy ở Trung Đông.
Tại Cairo, ông Putin loan báo việc sắp nối lại đường bay thương mại trực tiếp đến quốc gia này kể sau vụ đánh bom trên máy bay năm 2015.
Trao đổi với Tổng thống Abdel Fattah el-Sissi, Moscow đã nhất trí với thỏa thuận 30 tỷ USD cho ngành năng lượng hạt nhân để đổi lại việc lực lượng không quân Nga có thể sử dụng căn cứ ở Ai Cập.
Ở Ankara, Tổng thống Putin đã có cuộc gặp lần thứ tám trong năm 2017 với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, minh chứng cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện kể từ khi sau vụ ám sát đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ và hai năm kể từ khi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay phản lực chiến đấu của Nga.
Erdogan và các đồng minh của ông đã xem xét lại tình hình và chấp nhận thực tế rằng, Nga chỉ hoạt động bên phần sườn biên giới với Syria và trong mọi trường hợp, điều này vẫn dễ chấp nhận hơn sự tức giận của họ đối với Washington.
Còn với điểm nóng Syria, nhà lãnh đạo Nga đã có chuyến thăm đầu tiên tới quốc gia này kể từ khi đáp ứng lời kêu gọi ủng hộ quân sự dành cho Damascus hồi năm 2015.
Ông Putin gặp mặt Tổng thống Bashar al-Assad, hãnh diện tuyên bố chiến thắng trước tỏ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và công bố kế hoạch rút lực lượng quân sự.
Các nhà phê bình tại thời điểm Nga bắt đầu can thiệp ở Syria đã từng cảnh báo rằng Moscow đang đi vào một vũng lầy.
Tuy nhiên, hai năm sau, ông Putin đã chứng minh rằng Nga vẫn đứng vững ở đó, thậm chí còn phô diễn sức mạnh có thể khiến các nước Đông Âu phải e ngại.
"Trong khi Mỹ tự suy yếu vai trò truyền thống ở Trung Đông, Nga đang mở rộng sân chơi của riêng mình bằng cuộc chiến chống khủng bố thay mặt cho phương Tây", cây bút Julia Ioffe viết trên tờ The Atlantic.
Nga vượt mặt, Mỹ yếu thế
Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO - đang ngày càng tìm đến Nga nhiều hơn. |
Sau một năm ông Trump lên nắm quyền, người ta có thể nhìn thấy thực tế cả hai đời chính quyền Mỹ đã phải vật lộn trong việc đưa ra một chính sách Trung Đông mạch lạc.
Các nhà bình luận phương Tây đổ lỗi cho cựu Tổng thống Barack Obama khi đã quay lưng với các đồng minh truyền thống Ả Rập và sau đó không hành động đủ mạnh cho mục đích lật đổ chính quyền ở Syria.
"Sự ngó lơ của chính quyền Obama đã mở ra rất nhiều cơ hội cho Nga", Paul Salem từ viện Trung Đông nói với Washington Post. "Chính quyền hiện tại với một vị Tổng thống thân thiện với Nga cũng tạo tiền đề cho Moscow hoạt động hiệu quả”.
Tổng thống Trump - người kế thừa di sản của Mỹ trong khu vực – chỉ đưa ra một động thái duy nhất là thực hiện cuộc tấn công tên lửa nhắm vào căn cứ không quân của Syria hồi đầu năm nay sau khi cáo buộc chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, ông không còn để tâm đến đến Syria ngoài thực hiện nốt các chiến dịch chống khủng bố để lại từ chính quyền trước.
Tổng thống Trump cũng chấm dứt chương trình hỗ trợ cho cái gọi là “phiến quân ôn hòa” ở Syria. Một động thái cho thấy, yêu cầu Tổng thống Assad phải rời bỏ chiếc ghế quyền lực hiện không còn quan trọng.
Những quyết định gây tranh cãi mới nhất của Washington ở Trung Đông cũng tạo điều kiện cho người Nga thu hút các “cầu thủ” quan trọng ngả về phía mình.
Tại Ankara, Tổng thống Putin đã tận dụng băn khoăn về động thái công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel để giành lấy sự tin tưởng nhiều hơn từ người đồng cấp Erdogan.
Ông nhấn mạnh, trật tự của Trump "không giúp giải quyết vấn đề Trung Đông, thậm chí còn làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn”.
Uy tín tăng cao
Chính sách của ông Trump ở Trung Đông khiến ngay cả đồng minh cũng cảm thấy quan ngại. |
Một cuộc khảo sát của Trung tâm Pew tiến hành trong năm nay cho thấy, có tới 64% số người dân sinh sống trong khu vực nói Nga có ảnh hưởng nhiều hơn trong các vấn đề Trung Đông so với một thập kỷ trước.
"Đối với nhiều chính khách trong khu vực, sự hiện diện ngày càng tăng của Nga đang rất hấp dẫn khi mang đến một sự cân bằng hợp lý (cùng với Mỹ)", chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ Talha Kose viết trên tờ Sabah Daily, một tờ báo ủng hộ chính quyền Erdogan.
"Quan điểm thất thường của chính quyền Trump như tuyên bố Jerusalem là Thủ đô của Israel sẽ chỉ càng làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ và mở đường cho Moscow", ông nói thêm.
Theo chuyên gia Salem, người Nga không quan tâm đến một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng họ sẽ không lãng phí cơ hội để mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông, một phần trong cuộc chơi quyền lực toàn cầu.
Nỗ lực của Nga sẽ thông qua các hợp đồng xuất khẩu vũ khí và thỏa thuận năng lượng hạt nhân dân sự - như đã thấy trong các thỏa thuận với Ai Cập.
Về chính trị, trong khi ông Trump chỉ ủng hộ Iran một cách cực đoan trong mâu thuẫn Iran-Ả Rập, Salem cho biết, Nga sẽ hỗ trợ bất kỳ bên nào nếu cảm thấy hợp lý và cảm thấy thoải mái khi đứng ở một bên trung lập ở Trung Đông, trái ngược với vai trò hỗn loạn của Mỹ
"Moscow có một chiến lược được thực hiện thông qua các chính sách kịp thời và họ đã củng cố thành công vị thế của mình không chỉ với Iran mà còn với cả đồng minh của chúng tôi (Ả Rập), cũng như trên toàn bộ Trung Đông", Stephen Blank, học giả đến từ Hội đồng Chính sách đối ngoại (Mỹ) phải thừa nhận.
Syria: Tổng thống Putin quyết định rút quân, lý do gì Mỹ còn ở lại? Trong khi Nga tuyên bố rút quân khỏi Syria, Mỹ vẫn tiếp tục hiện diện ở quốc gia Trung Đông này để lùng đánh tàn ... |
Chính sách đổi mới “ngọt ngào” của Nga ở Trung Đông Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có chuyến công du con thoi một ngày tới Syria, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. |
Lý do TT Putin bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria Tuyên bố rút một phần quân đội Nga khỏi Syria của Tổng thống Vladimir Putin gây nhiều hoài nghi với giới phân tích. |