Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – 20 năm gìn giữ niềm tin

Đầu những năm 1988-1990 của thế kỷ 20, hàng loạt hợp tác xã bị đổ vỡ trên toàn quốc, lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từng bước khẳng định được vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ảnh DIV

Đầu những năm 1988-1990 của thế kỷ 20, hàng loạt hợp tác xã bị đổ vỡ trên toàn quốc, lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra, ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ, giá cả của nhiều nước Châu Á, thậm chí tác động của nó còn lan rộng đến cả các nước như Nga, Braxin và Hoa Kỳ. 

Việt Nam, tuy không chịu ảnh hưởng nhiều nhưng đây là hồi chuông cảnh báo cho hệ thống ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7.7.2000.

Phát huy vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong tái cấu trúc các tổ chức tín dụng

Sau 20 năm thành lập và phát triển, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từng bước triển khai đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ, bảo vệ cho hơn 4 triệu tỉ đồng tiền gửi tại gần 1.300 tổ chức tín dụng, chi trả kịp thời cho người gửi tiền tại 39 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở với tổng số tiền gần 27 tỉ đồng.

Năm 2012, Luật bảo hiểm tiền gửi ra đời tạo nền tảng pháp lý vững chắc để tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện tốt hơn chức năng bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng.

Trên cơ sở Luật, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tích cực triển khai hoạt động giám sát, cảnh báo sớm rủi ro tiềm ẩn của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Đối với các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động không hiệu quả dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, để đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiến hành chi trả cho người dân một cách sớm nhất.

Việc chi trả kịp thời, đáp ứng được mong đợi của người gửi tiền góp phần giải tỏa tâm lý bất an, từ đó ngăn chặn khả năng rút tiền hàng loạt và nguy cơ lan truyền hệ thống.

Trong bối cảnh chung tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xác định sẽ là một công cụ đắc lực của NHNN trong việc thực thi nhiệm vụ chung của ngành thông qua việc tham gia tái cấu trúc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể tham gia kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Đây là điều khoản cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể tham gia sâu hơn, chủ động hơn vào quá trình tái cấu trúc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trong tương lai theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Chặng đường phía trước

Sự phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gắn liền với sự phát triển lớn mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phù hợp với định hướng tổng thể Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và thực tiễn tại Việt Nam cũng như đáp ứng các thông lệ quốc tế về bảo hiểm tiền gửi.

Đặc biệt, trong bối cảnh Chính phủ và Ngân hàng nhà nước quyết liệt triển khai tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được giao thêm nhiệm vụ mới, trong đó có việc hỗ trợ tài chính, xử lý khó khăn của các quỹ tín dụng nhân dân; tăng cường vai trò tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các quỹ tín dụng nhân dân và nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi để sử dụng nguồn kết dư phí bảo hiểm tiền gửi vào việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu:

Thứ nhất, chủ động triển khai “Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030” sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật bảo hiểm tiền gửi, nhằm tạo cơ sở pháp lý để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia có hiệu quả vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.

Thứ ba, chủ động triển khai có hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi, tăng cường giám sát, kiểm tra các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để ngăn ngừa rủi ro, bảo đảm hoạt động an toàn lành mạnh của các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Thứ tư, tiếp tục quản lý có hiệu quả và nâng cao năng lực tài chính để sẵn sàng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền khi cần thiết và hỗ trợ có hiệu quả quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính.

Thứ năm, tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm nâng cao nhận thức của người gửi tiền, để người dân yên tâm, tin tưởng vào hệ thống các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng.

Thứ sáu, phát huy nội lực, nâng cao chất lượng hoạt động, hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; đổi mới sáng tạo đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh hợp tác trong nước, quốc tế để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, đồng thời phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả theo thông lệ quốc tế.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từng bước khẳng định được vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ảnh DI
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "Không có chuyện vỡ quỹ bảo hiểm xã hội"

Lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh Xã hội khẳng định, việc cựu lãnh đạo bảo hiểm xã hội bị bắt và "xử lý một ...

Công ty Rạng Đông được bồi thường bảo hiểm cháy nổ khoảng 150 tỷ đồng

Liên quan đến vụ cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm ...

Cựu tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội bị phạt 14 năm tù

Hai cựu tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Huy Ban, Lê Bạch Hồng bị tuyên phạt lần lượt mức án 14 ...

Ngô Huy

 
 
 
 
 

 

 

 

 

/ laodong.vn