Theo quyết định quy hoạch báo chí vừa được Thủ tướng phê duyệt, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chỉ có tạp chí điện tử, không có báo điện tử.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Đối với báo điện tử và tạp chí điện tử, quyết định nêu rõ: định hướng sắp xếp hệ thống báo, tạp chí điện tử tương tự như báo, tạp chí in. Cơ quan, tổ chức có cơ quan báo, tạp chí in thì được xuất bản báo, tạp chí điện tử.
Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chỉ có tạp chí điện tử, không có báo điện tử. Tạp chí điện tử chỉ được thể hiện đúng tính chất tạp chí, tránh tình trạng sử dụng giấy phép xuất bản tạp chí điện tử để xuất bản báo điện tử.
Các báo điện tử hiện thuộc các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì sắp xếp lại theo hướng thay đổi cơ quan chủ quản, chuyển thành tạp chí cho phù hợp với quy hoạch hoặc ngừng hoạt động.
Thủ tướng vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. |
Về cơ bản các báo điện tử tự cân đối tài chính. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ phát triển một số báo điện tử chủ lực có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tính tương tác cao, phong phú về nội dung, có khả năng thu hút công chúng, định hướng dư luận xã hội, nhất là trước các sự kiện, vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài).
Sắp xếp hệ thống các báo điện tử gắn với đổi mới công nghệ, quản lý nhằm phát huy tối đa lợi thế về bao phủ thông tin, khả năng tương tác, tìm kiếm thông tin và xâu chuỗi sự kiện, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ đa phương tiện, trở thành công cụ hữu hiệu định hướng thông tin mạng.
Đối với báo và tạp chí in, sẽ sắp xếp hệ thống các cơ quan báo in gắn với các giải pháp đổi mới mô hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng cơ quan báo in, mỗi cơ quan có thể có nhiều ấn phẩm (trong đó có 1 ấn phẩm chính và có thể có một số ấn phẩm khác).
Các cơ quan báo in sau khi được sắp xếp đều có cơ quan chủ quản trực tiếp là tỉnh, thành phố, cơ quan cấp Bộ, ngành, cấp Trung ương (trừ các quân khu, quân chủng) tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, quản lý.
Các cơ quan báo chí in được giao quyền tự chủ tài chính. Nhà nước tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo in chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị được xác định.
Đổi mới hình thức, nội dung các ấn phẩm đáp ứng yêu cầu thông tin chung và thông tin chuyên biệt của từng nhóm độc giả, vùng miền.
Đối với phát thanh, truyền hình, mô hình tổ chức của hệ thống phát thanh, truyền hình gồm:
Đài Truyền hình quốc gia: Đài Truyền hình Việt Nam.
Đài Phát thanh quốc gia: Đài Tiếng nói Việt Nam (bao gồm Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC).
Các đơn vị hoạt động truyền hình của bộ, ngành gồm: Trung tâm Truyền hình thông tấn; Cục Truyền thông Công an nhân dân (thuộc Bộ Công an); Trung tâm phát thanh, truyền hình Quân đội; Báo Nhân dân; Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Mỗi tỉnh, TP trực thuộc TƯ có 1 đài phát thanh và truyền hình; riêng TP.HCM có 1 đài phát thanh, 1 đài truyền hình. Mỗi đài chỉ có 1 kênh phát thanh, 1 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu.
Hà Nội và TP.HCM có cơ chế đặc thù về mô hình tổ chức và phạm vi thông tin, mỗi đài có tối đa 2 kênh phát thanh, 2 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu.
Sẽ tiếp tục triển khai đề án quy hoạch báo chí
Tại phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, nhiều đại biểu thể hiện sự đồng ... |