- Quy định mới nhất về chế độ trực hè của giáo viên các cấp
- Đề xuất cách tính lương dạy thêm cho giáo viên
Với dự kiến tăng phụ cấp từ 35% lên 45-80%, lương của giáo viên mầm non sẽ có nhiều thay đổi đáng kể.
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề với viên chức, người lao động công tác trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non dự kiến tăng từ 35% lên 45-80%.
Cụ thể, mức phụ cấp 45% áp dụng với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Mức phụ cấp 60% áp dụng với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các trường mầm non thuộc xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ.
Mức phụ cấp 80% áp dụng với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Dự kiến khi được hưởng phụ cấp ưu đãi 45%, lương giáo viên mầm non sẽ được tính như sau:

Lương giáo viên mầm non hạng I.

Lương giáo viên mầm non hạng II.

Lương giáo viên mầm non hạng III.
Theo Bộ GD&ĐT, giáo viên mầm non phải chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, đòi hỏi sự tập trung cao độ để đảm bảo an toàn và thu hút sự chú ý của trẻ, thường làm việc 9-10 tiếng/ngày. Trong khi tổng thu nhập chưa tương xứng với đặc thù và mức độ phức tạp của hoạt động nghề nghiệp.
Hiện, giáo viên mầm non có thu nhập thấp nhất so với các cấp học khác. Với hệ số lương khởi điểm là 2,1, phụ cấp 35%, tổng thu nhập của giáo viên mới vào nghề khoảng 6,63 triệu đồng/tháng. Đây là lý do chính khiến tỷ lệ nghỉ việc ở cấp này cao. Từ tháng 8/2023 đến tháng 4/2024, hơn 1.600 giáo viên mầm non bỏ việc.
Bộ GD&ĐT kỳ vọng, khi Nghị định mới được thông qua, các địa phương sẽ có thể triển khai chính sách một cách đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ chân nhân sự.