Bàn kế sách ứng phó với nước biển dâng

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, những khái niệm tưởng như quá xa lạ với nhiều người, nhưng nó đang diễn ra từng ngày, tác động trực tiếp vào đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam.

ban ke sach ung pho voi nuoc bien dang Đồ Sơn \'thất thủ\', Nam Định sóng đánh vào tận nhà
ban ke sach ung pho voi nuoc bien dang Bão Irma rút cạn nước biển, hiện tượng kỳ quái hiếm thấy
ban ke sach ung pho voi nuoc bien dang
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, những khái niệm tưởng như quá xa lạ với nhiều người, nhưng nó đang diễn ra từng ngày, tác động trực tiếp vào đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam.

Những vụ sạt lở đất xảy ra liên tục ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL, nhiều tỉnh duyên hải miền Trung là do tác động của nước biển dâng, biến đổi khí hậu. Những đợt triều cường gây ngập nặng cho các đô thị vốn đã chịu áp lực ngập lụt như TPHCM là có nguyên nhân tương tự. Những cơn bão dữ hoành hành, và chưa ai dám chắc nó sẽ không dữ dằn hơn trong những mùa tới.

Nói như Al Gore: “Biến đổi khí hậu là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà nền văn minh nhân loại từng đối mặt từ trước đến nay”, nhiều quốc gia đã nhận thấy được mối nguy này.

Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu diễn ra từ ngày 26-27.9 tại Cần Thơ nhằm huy động trí tuệ của các chuyên gia, tìm ra giải pháp chiến lược ứng phó với thiên nhiên, chuyển đổi có quy mô lớn để phát triển bền vững ĐBSCL với tầm nhìn đến 2100.

Trong điều kiện tự nhiên Việt Nam, ĐBSCL chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nước biển dâng và biến đổi khí hậu, cho nên đây chính là khu vực mà Chính phủ xem là trọng điểm địa lý phải đưa ra các giải pháp ứng cứu. Không chỉ chủ đối đối phó, mà phải nghiên cứu nắm bắt cơ hội từ những thay đổi của thiên nhiên để biến bất lợi thành lợi thế.

Trước hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một chuyến đi Hà Lan để tìm hiểu các công trình trị thủy nổi tiếng của đất nước này, đồng thời thúc đẩy hợp tác với Hà Lan trong hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thủ tướng đã đi thực tế, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của Hà Lan, chắc chắn cùng với ý kiến đóng góp từ các chuyên gia và nhà quản lý, ông sẽ có những quyết sách phù hợp và hiệu quả để ứng phó với “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” của nhân loại.

Một trong 4 yêu cầu mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra đối với hội nghị quan trọng này là đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ và quản lý trên cơ sở tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là một đòi hỏi cấp bách và tất yếu, chúng ta không thể “trị thủy” theo cách vác bao cát đắp đê, mà bằng những công cụ khoa học hiện đại nhất. Học tập Hà Lan là một chuyện, nhưng có con người và công cụ để làm được như họ hay không là một thách thức không dễ vượt qua.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tầm nhìn chiến lược, nhưng giúp ông triển khai thực hiện thành công phải là những hiền tài.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ban-ke-sach-ung-pho-voi-nuoc-bien-dang-566582.ldo

/ Báo Lao động