Nếu chúng ta đợi chờ sự rõ ràng, chắc chắn hơn từ các nhà khoa học rồi mới hành động, mọi chuyện có thể đã quá trễ
Bắc Cực
Bắc Mỹ hồi tuần rồi hứng chịu cuộc tấn công của cái gọi là "bom bão tuyết" hay "cơn bão mùa đông". Chúng ta đối mặt với một cuộc khủng hoảng của nền văn minh, một cuộc khủng hoảng tiến hóa, một cuộc .
Hành tinh đang bị nóng lên chính là lời cảnh báo, lay động con người thức tỉnh. Trái đất sẽ đi về đâu? Chúng ta và những thế hệ con cháu sẽ phải sống trong những thỏa hiệp với tạo hóa và lan truyền sự thức tỉnh tới thế giới hoặc đối mặt với những hậu quả chưa từng thấy. Liệu quá trình thức tỉnh có kịp để xoay chuyển tình hình.
Theo kênh truyền hình The Weather Channel (Mỹ), nhiệt độ ở thủ phủ bang Florida còn thấp hơn ở bang Alaska. Hàng chục người đã thiệt mạng trong cơn bão mùa đông cho đến giờ.
Cơ quan Hải dương và Khí quyển quốc gia Mỹ cho biết không khí Bắc Cực tăng cường tiếp tục bao trùm khắp nửa phía Đông của cả nước vào tuần rồi, khiến nhiệt độ buổi chiều giảm sâu 10-20 độ C so với thông thường.
Nếu trái đất đang nóng lên ở mức độ kỷ lục vì khí thải của con người, vậy làm sao giá lạnh tột độ lại xảy ra? Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt câu hỏi này từ nhiều năm trước và kết luận rằng chỉ là trò chơi khăm.
Thế nhưng, những ai tưởng rằng thời tiết giá lạnh đã bác bỏ cái gọi là biến đổi khí hậu rõ ràng là chưa hiểu biết thấu đáo về khoa học thời tiết. Các hệ thống trái đất, trong đó có khí hậu và đại dương, rất phức tạp và việc sử dụng những thuật ngữ như "gián đoạn khí hậu" và "sự bất thường toàn cầu" là những thuật ngữ chính xác hơn "toàn cầu ấm dần lên". Toàn hành tinh đang nóng lên, cùng lúc đó lạnh giá cực độ cũng bao trùm Bắc Mỹ và Siberia.
Bắc Cực đã mất 2/3 thể tích băng biển kể từ thập niên 1980. Biến đổi khí hậu dường như đang làm xáo trộn dòng chảy khí quyển hẹp trên Bắc Cực băng giá và mang giá lạnh cực đoan tiến về phía Nam tới Bắc Mỹ.
Mới chỉ vài năm trước, các nhà khoa học khí hậu nỗ lực làm cho mọi người hiểu rằng Bắc Cực ấm lên có thể làm thay hình đổi dạng dòng khí quyển hẹp này, đủ gây ảnh hưởng trực tiếp tới thời tiết ở vùng vĩ tuyến giữa, tức là Mỹ.
Khi Bắc Cực khỏe mạnh, giá lạnh cực đoan hầu như chỉ quanh quẩn nơi cực Bắc của trái đất này (còn được gọi là xoáy cực) và không chạm tới miền Nam nước Mỹ.
Nay chúng ta đã khiến Bắc Cực "đổ bệnh", nó "trút giận" vào nước Mỹ, đến cả những nơi như TP Tallahassee, thủ phủ bang Florida cũng run rẩy. (Và ở những vùng nhiệt đới, đại dương đang giải phóng nhiệt nóng tích tụ thông qua các cơn bão và gửi chúng xa về phương Bắc, trong đó phải nói tới cơn bão Sandy hồi năm rồi).
Bobby Lehman với chiếc mũ đã bị đóng băng sau khi tham gia dập lửa tại thị trấn Nahant, bang Masschusetts - Mỹ hôm 1-1 Ảnh: BOSTON HERALD |
Trong khi báo chí Mỹ giật những cái tít kêu như "Bắc Cực đang phát điên", tạp chí khoa học Nature Geosciences đang cung cấp những nghiên cứu sâu hơn về sự mất ổn định của dòng chảy khí quyển hẹp ở Bắc Cực.
Dù vẫn cần phải nghiên cứu thêm nhưng nếu chúng ta đợi chờ sự rõ ràng, chắc chắn hơn từ các nhà khoa học rồi mới hành động, mọi chuyện có thể đã quá trễ. Có một điều ngày càng rõ ràng là những dự đoán của các nhà khoa học khí hậu quá dè dặt. Sự hủy hoại chúng ta gây ra cho hành tinh thực tế nhanh hơn và mạnh hơn nhiều lần so với dự đoán.
Cuộc đấu tranh cho một xã hội loài người phát triển, bền vững và bình đẳng trên hành tinh này không khác gì cuộc đấu bất cân sức giữa chàng David và gã khổng lồ Goliath. Goliath ở đây là nhu cầu vật chất, nền công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và sức mạnh của các tập đoàn. Trong khi đó, mỗi chúng ta chỉ là chàng David bé nhỏ.
Một hành động có thể coi là mấu chốt là khôi phục sự cân bằng của chính chúng ta. Điều đó sẽ cho phép chúng ta sống với những giá trị nội tại của mình. Vào tuần rồi, một sự kiện rộng khắp toàn cầu đã diễn ra nhằm hiệu chỉnh hành tinh và cư dân trái đất. Đây là một nỗ lực đi đúng hướng.
Quả là ớn lạnh khi trong một năm ghi nhận các kỷ lục về bão, cháy rừng và thời tiết cực rét ở Mỹ, thị trường chứng khoán, lợi nhuận doanh nghiệp, lương thưởng của các giám đốc điều hành và sự quay lưng với vấn đề biến đổi khí hậu trong chính trường Mỹ cũng lên cao chưa từng có. Làm sao có thể như vậy? Cứ như thể nền kinh tế không hề phụ thuộc vào thiên nhiên và công việc làm ăn cứ tiếp diễn như không có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, để sự dư thừa vật chất của con người tiếp diễn, trái đất cần phải khỏe mạnh.
Trái đất là một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau. Chuyện xảy ra ở Bắc Cực ảnh hưởng tới chúng ta và những gì được thải vào môi trường sau cùng cũng sẽ quay lại tác động tới cuộc sống chúng ta.
Năm 1992, các chính phủ trên thế giới đã cùng nhau cam kết kiềm chế biến đổi khí hậu và giảm khí thải gây . Thế nhưng, lượng khí thải vẫn tăng mỗi năm kể từ đó. Rõ ràng, chúng ta chưa đủ quyết liệt thực hiện cam kết đó.
Top ảnh tuần: Mùa đông Bắc Cực và pháo hoa đón năm mới
Mùa đông băng giá ở Bắc Mỹ và khoảnh khắc đón năm mới ở nhiều quốc gia trên thế giới là hai trong số những ... |
Người New York trong mùa đông lạnh giá kỷ lục
New York năng động và nhộn nhịp dường như trở nên trầm lắng hơn trong những ngày đông lạnh giá. Tuy nhiên, những cơn gió ... |