Bà Lê Thị Nga: Tham nhũng xuất hiện trong cơ quan chống tham nhũng

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng cần phải chống tội phạm ngay trong chính cơ quan có chức năng phòng chống tội phạm.

Sáng 19/9, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề trong báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.

Trình bày báo cáo, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tòa án chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội, các trường hợp đình chỉ do bị can không phạm tội cùng giảm. Tỷ lệ điều tra, phá các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng cơ bản thực hiện đúng quy định của pháp luật, hạn chế được việc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tuy nhiên, số vụ án phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần còn cao. Tiến độ điều tra một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng còn chậm. Một số trường hợp bị oan phải đình chỉ trong giai đoạn điều tra.

Trước nội dung báo cáo này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng mảng tư pháp có những tồn tại nhiều năm, có những vấn đề trước đây Ủy ban Tư pháp đã kiến nghị giải quyết.

chu nhiem uy ban tu phap tham nhung xuat hien trong co quan chong tham nhung
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.

Thứ nhất, bà Nga đề nghị các bộ ngành hữu quan các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù, nâng cao trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an báo cáo người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ...

Với người thi hành án ngoài tù, trước đây Ủy ban đã có đề nghị theo dõi, Chính phủ thời gian qua đang tổ chức thực hiện song theo đánh giá của bà thì "quả thực loại án ngoài tù chúng ta quản lý rất hạn chế”.

Thứ hai, bà Nga cho rằng hiện có nghi ngại về tình trang bỏ lọt hành vi phạm tội qua quyết định xử lý hành chính ở tất cả các bộ ngành, địa phương. “Sau khi VKSND Tối cao không còn chức năng kiểm sát chung thì chúng tôi vẫn nghi ngại từ nhiều năm nay. Toàn bộ các quyết định xử lý vi phạm hành chính bỏ trống về cơ quan từ bên ngoài giám sát” bà nói và đề nghị Chính phủ tổng kiểm tra quyết định xử lý vi phạm hành chính trên toàn quốc để đánh giá đúng thực trạng có hay không “hành chính hóa vi phạm hình sự”.

“Với các cơ quan tư pháp, chúng tôi đề nghị Bộ trưởng Công an và trưởng hai ngành tòa án, viện kiểm sát kể cả thi hành án dân sự có biện pháp ngăn chặn ngay tội phạm trong lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, củng cố niềm tin người dân”, người đứng đầu Ủy ban Tư pháp nói.

Giải thích cho đề nghị này, bà cho hay thời quan có hiện tượng “xuất hiện, tham nhũng nằm ngay trong chính cơ quan có chức năng chống tham nhũng”. Bà đưa ra dẫn chứng rằng "cả trong ngành tòa án, nguyên chánh án TAND tỉnh Phú Yên cũng bị khởi tố bắt giam".

“Chúng ta cần có giải pháp chống tội phạm ngay trong cơ quan có chức năng phòng chống tội phạm”, bà Nga nhấn mạnh thêm.

Bên cạnh đó, bà Nga đề nghị tổng kiểm tra chuyển nhượng mua bán với tài sản công và nhà đất các tỉnh thành phố lớn trên cả nước. Vấn đề làm giả bệnh án tâm thần cũng được Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị hai Bộ Y tế và Công an quản lý, thực hiện nghiêm.

chu nhiem uy ban tu phap tham nhung xuat hien trong co quan chong tham nhung Chống tham nhũng thế nào đây?

Tham nhũng đang gây cho xã hội nhiều hậu quả khôn lường, mà lớn nhất là làm giảm lòng tin của người dân đối với ...

chu nhiem uy ban tu phap tham nhung xuat hien trong co quan chong tham nhung Không thu được tiền thì chống tham nhũng làm gì?

Chắc chắn rằng ở Việt Nam cho đến nay chưa có một kẻ tham nhũng mà vợ con phải ra vỉa hè. Và hầu hết ...

/ VnExpress