Trong những ngày gần đây, có khá nhiều thông tin về tranh chấp trong nội bộ Taliban khi chính phủ lâm thời bắt đầu hình thành. Giới phân tích cho rằng, lực lượng này sẽ chịu căng thẳng lớn trong thời gian tới khi họ tập trung vào những thách thức về mặt quản trị.
Thách thức mới đang tạo ra căng thẳng mới, dù Taliban đã dàn xếp êm xuôi mọi bất đồng nội bộ trong quá khứ |
Một số nguồn tin tiết lộ rằng, mới đây đã xảy ra xung đột giữa hai phe ôn hòa và cứng rắn trong đội ngũ lãnh đạo của Taliban, cụ thể là giữa ông Khalil ul Rahman Haqqani, thủ lĩnh Mạng lưới Haqqani chủ trương bạo lực, hiện là Bộ trưởng về người tị nạn mới của Afghanistan và bên kia là ông Mullah Baradar, Phó Thủ tướng mới được bổ nhiệm. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Michael Kugelman - Phó Giám đốc Ban Nam Á, Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson có trụ sở tại Washington, không nên quá phóng đại về sự tan rã của Taliban, bởi chưa có bằng chứng xác thực về xung đột nội bộ nói trên.
Mặt khác, năm 2019, chuyên gia về Afghanistan Andrew Watkins lưu ý rằng “mọi trường hợp bất đồng quan điểm và mất đoàn kết trong thập kỷ qua mà Taliban coi là mối đe dọa đều bị đàn áp thô bạo”. Ông cũng tuyên bố rằng rạn nứt nội bộ đã giảm bớt kể từ khi Mullah Akhundzada, lãnh đạo tối cao hiện tại của nhóm, lên nắm quyền vào năm 2016.
Thật vậy, nhiều dấu hiệu cho thấy hàng ngũ quân sự và chính trị của Taliban có sự thống nhất mạnh mẽ. Trong vài năm qua, có lúc Taliban chấp nhận đình chiến, các thành viên của họ đã hạ vũ khí, không có ai vi phạm. Đến khi Taliban cam kết khởi động các cuộc đàm phán với chính quyền của Tổng thống Donald Trump và sau đó là với chính phủ Afghanistan, không có biểu hiện bất đồng nào phát ra.
Ngoài ra, căng thẳng nội bộ không ngăn được Taliban đạt được tất cả những gì mà nhóm đã đặt ra trong 20 năm qua. Họ đã biến phong trào nổi dậy cục bộ thành cuộc tổng tấn công trên toàn quốc, chiếm giữ một lượng lớn lãnh thổ chưa từng có. Từ đó, đội quân Taliban tiến vào Kabul mà không tốn một viên đạn nào, chứng kiến Tổng thống Ashraf Ghani bỏ chạy ra nước ngoài, từ biệt những người lính Mỹ cuối cùng rời đi và công bố một chính phủ lâm thời với những nhân vật quyền lực trong nhóm lãnh đạo.
Nếu những bất đồng mới phát sinh, đó có thể liên quan đến cách phản ứng với các cuộc biểu tình bất bạo động chống lại sự cai trị của Taliban, về việc có nên bổ nhiệm lãnh đạo là người không xuất phát từ lực lượng Taliban hay không… Những căng thẳng như vậy có thể sẽ gia tăng trong những tuần tới, khi Taliban đang chịu áp lực về củng cố quyền lực, giành được tính hợp pháp ở trong nước và quốc tế, đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ và chống đỡ mối đe dọa của những kẻ khủng bố cực đoan.
Nói về bất kỳ sự chia rẽ nội bộ nào trong nhóm Taliban, ông Michael Kugelman, một chuyên gia về Nam Á cho rằng, nguy cơ gây ra hậu quả tai hại nhất là các chiến binh Taliban rời bỏ tổ chức và cấu kết với đối thủ IS-K, nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chi nhánh ở Afghanistan và Pakistan. Một số chiến binh Taliban bày tỏ sự thất vọng vì chiến tranh đã kết thúc và họ sẽ không thể tiếp tục cuộc thánh chiến. Nhiều người sẽ phải vật lộn để chuyển đổi sang cuộc sống dân sự và đảm bảo một sinh kế mới, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Vì thế, họ sẽ có sự chán nản và thất vọng. Trong quá khứ, nhiều chiến binh Taliban bất mãn đã gia nhập IS-K. Có thể sẽ có những làn sóng đào tẩu mới trong những tháng tới. Có lẽ vì thế, IS-K được cho là đặt ra mối đe dọa an ninh lớn nhất hiện nay đối với Taliban.
Nhìn chung IS-K, một tổ chức có ít chiến binh hơn và ít lãnh thổ kiểm soát hơn so với Taliban sẽ không đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong chính trị của Taliban. Nhưng chiến dịch bạo lực của họ có thể cản trở nỗ lực của Taliban trong việc củng cố quyền lực và giành được tính chính danh trong nước. Có nhiều khả năng xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ phe phái Taliban nhưng chính các tay súng rời bỏ hàng ngũ mới là minh chứng rõ nhất cho căng thẳng nội bộ ấy, và những hệ lụy rắc rối có thể nảy sinh từ đó.
(Theo DW)
Taliban bổ nhiệm đại sứ tại LHQ, yêu cầu được phát biểu tại Đại hội đồng
Quyền Bộ trưởng ngoại giao của Taliban yêu cầu được gặp các nhà lãnh đạo thế giới tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại ... |
Lãnh đạo Taliban cãi cọ, cấp dưới ẩu đả trong dinh tổng thống Afghanistan
Các cuộc tranh cãi, ẩu đả nổ ra tại dinh Tổng thống Afghanistan giữa các thành viên Taliban khi thảo luận về thành phần của ... |