Trước việc cảnh sát vào bệnh viện áp giải nguyên Phó chủ tịch xã đi thi hành án, luật sư cho rằng, đó là chuyện hết sức bình thường.
Vị nguyên lãnh đạo bị áp giải về thi hành bản án 7 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là Trần Hoàng Anh (40 tuổi, ngụ xã Ngọc Chánh, Cà Mau). Trước khi bị khởi tố vào tháng 11/2013, Hoàng Anh là Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Chánh.
Cho rằng Hoàng Anh không tự nguyện chấp hành án, Công an huyện Đầm Dơi ra quyết định áp giải vào ngày 1/12. Tuy nhiên, 8h ngày 1/12, Hoàng Anh vào Bệnh viện 30/4 (Bộ Công an) để trị bệnh viêm phế quản, tăng huyết áp và suy van tĩnh mạch hai chân. Chiều 14/12, Hoàng Anh ra viện thì tiếp tục vào Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM điều trị ngay sau đó nửa giờ, để trị bệnh thoái hóa cột sống.
Trưa 27/12, Hoàng Anh làm thủ tục xuất viện thì cảnh sát đến áp giải về nhà ở Đầm Dơi. Đến tối cùng ngày, người đàn ông này bị cảnh sát đưa vào Nhà tạm giữ Công an huyện Đầm Dơi.
Trước sự việc này, luật sư cho rằng việc này là hết sức bình thường và hợp lý.
Trần Hoàng Anh trong một lần ra tòa. (Ảnh Zing.vn)
Luật sư Nguyễn Bá Ngọc phân tích: "Phiên tòa phúc thẩm đã xử xong và hết thời hạn kháng án chỉ còn thời hạn khiếu nại lên Giám đốc thẩm thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và được thi hành. Trên cơ sở bản án, cơ quan thi hành án cùng cấp sẽ tiến hành thi hành án. Nếu bị can bị cáo tự nguyện thi hành án sẽ đến thi hành án, nếu bị can bị cáo cưỡng chế thi hành án thì cảnh sát sẽ được lệnh đến áp giải thi hành án.
Trường hợp bị can, bị cáo có bệnh có thể có đơn đề nghị tòa án cấp sơ thẩm xem xét trên cơ sở cấp trên sẽ xác minh xem có bệnh không rồi mới đưa ra quyết định nên lùi thời gian hay tạm hoãn thi hành án.
Trường hợp này không biết vị nguyên phó chủ tịch xã đã có đơn xin tòa án chưa. Nếu chưa có đơn xin mà cảnh sát tiến hành biện pháp áp giải thi hành án là chuyện rất bình thường và phù hợp".
Theo luật sư Ngọc, chỉ những trường hợp bệnh nặng sẽ tạm hoãn thi hành án, còn lại vẫn áp giải thi hành án bình thường.
"Những bệnh nặng phải tạm hoãn thi hành án là những bệnh như suy gan độ 3, suy thận độ 3,4... Theo quy định của bộ luật Tố tụng hình sự quy định rất rõ, bị can, bị cáo sẽ được tạm hoãn thi hành án từ 6 tháng cho tới 1 năm trên cơ sở người đó bị bệnh nặng. Hoặc trường hợp gia đình có một người lao động duy nhất cũng có thể tạm hoãn thi hành án 1 năm.
Trong trường hợp đó, nếu những bị cáo được tạm hoãn rồi nhưng vẫn khó khăn quá vẫn có thể được tạm hoãn tiếp" -Luật sư Ngọc cho hay.
Theo luật sư, trong khi bản án phúc thẩm có hiệu lực nhưng bị cáo cơ đơn khiếu nại hai bản án để TAND Cấp cao tại TP.HCM xem xét theo trình tự giám đốc thẩm không có nghĩa bị cáo vẫn được tại ngoại. Hơn nữa xét về bệnh của vị nguyên lãnh đạo trên không có gì nghiêm trọng phải xin tạm hoãn việc thi hành án.
Theo hai bản án sơ và phúc thẩm thì Hoàng Anh từng được Chủ tịch UBND xã Ngọc Chánh phân công thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2010. Người này sau đó giao cán bộ thống kê và kế toán đi rút 384 triệu đồng, mang về giao cho Hoàng Anh quản lý.
Kết quả điều tra xác định 47 hộ không nhận tiền hỗ trợ với 141 triệu đồng. Số tiền này các cơ quan tố tụng cho rằng Hoàng Anh chiếm đoạt nên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trong những lần ra tòa, Hoàng Anh đều kêu oan, khẳng định không tư túi. Các luật sư bào chữa cũng cho rằng không đủ chứng cứ buộc tội Hoàng Anh, hồ sơ vi phạm tố tụng... nên đề nghị cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm hoặc tuyên bị cáo vô tội. Tuy nhiên, những yêu cầu mà bị cáo và luật sư đưa ra đã không được HĐXX chấp nhận.
Thanh Thanh
Cảnh sát vào bệnh viện áp giải nguyên phó chủ tịch xã đi thi hành án
Cho rằng Hoàng Anh không tự nguyện thi hành án, cảnh sát từ Cà Mau lên bệnh viện ở TP.HCM để áp giải người này ... |
Làm thế nào để Đà Nẵng lấy lại được sân vận động Chi Lăng?
Các luật sư cho rằng, việc Đà Nẵng muốn chuyển 1.251 tỷ đồng để giữ lại sân vận động SVĐ Chi Lăng là rất khó, ... |
Thi hành án tử hình 2 kẻ sát nhân man rợ ở Hải Dương
Ngày 8/10, Công an Hải Dương đã thi hành án tử hình đối với hai bị án Lê Văn Doanh và Vũ Kim Mạnh. |