Ấu dâm đã và đang trở thành vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội, mà ở đó, nạn nhân là những đứa trẻ "ăn chưa no, lo chưa tới" nhưng phải gánh chịu nỗi đớn đau. Vậy điện ảnh thế giới đã có những tác phẩm nổi bật nào để góp phần đẩy lùi vấn nạn trên?
Silenced (Sự im lặng) được chuyển thể từ tiểu thuyết "Dogani" của nhà văn Kong Ji Young. Silenced là câu chuyện về Kang In Ho, giáo viên mới được bổ nhiệm tại một trường học khiếm thính. Ở đây, anh vô tình phát hiện ra bí mật kinh hoàng của những giáo viên trong trường: họ bạo hành, lạm dụng tình dục đối với chính học sinh của mình
Thầy In Ho đã đưa vụ việc ra ánh sáng khiến dư luận cả nước chấn động. Nhưng đến cuối cùng, anh nhận ra mình hoàn toàn bất lực khi chính tòa án xét xử đã thông đồng với những tên tội phạm này. Silenced mang màu sắc u tối ngay từ những thước phim đầu tiên, phô bày chân thực cảnh tượng bạo hành dã man của những kẻ dâm ô đối với các nạn nhân
Bộ phim được xây dựng dựa trên vụ ấu dâm có thật xảy ra tại trường dành cho trẻ khiếm thính Gwangju Inhwa (Hàn Quốc). Có hơn 10 giáo viên tại trường dính líu vào vụ việc, nhưng chỉ có 4 người bị kết án khá nhẹ khoảng 1-2 năm tù giam. Vụ việc tưởng như bị chìm vào quên lãng
Chưa đầy 1 tháng sau khi ra mắt, bộ phim đã kêu gọi được hơn 22.000 chữ ký của cộng đồng mạng Hàn Quốc yêu cầu lật lại vụ việc. Silenced buộc cả xã hội Hàn Quốc nhìn thẳng vào những tệ nạn phía sau cánh cổng trường, nơi vô số vụ tấn công tình dục học đường bị bưng bít
Michael (2011) là một bộ phim nổi tiếng lên án nạn ấu dâm. Phim dựa trên câu chuyện có thật về vụ lạm dụng tình dục tại Áo.
Phim được kể theo góc nhìn của gã Michael bệnh hoạn đã giam cầm cậu bé 10 tuổi Wolfgang trong một căn hộ suốt nhiều năm và thực hiện hành vi dâm ô
Michael liên tục phô bày bộ phận sinh dục trước mặt cậu bé và yêu cầu làm điều ngược lại. Đạo diễn đã thực hiện thủ pháp cắt cảnh để diễn viên nhí không nhìn thấy hình ảnh nhạy cảm
Vào buổi tối, sau khi Michael khóa cửa và đóng rèm, Wolfgang được phép ra ngoài phòng khách ăn tối và xem TV. Quá trình bị giam cầm kéo dài khiến suốt cả cuộc đời Wolfgang bị ám ảnh.
Nhiều khán giả rùng mình khi được biết mọi tình tiết trong bộ phim "Don't cry, mommy" đều dựa trên một vụ án có thật làm dậy sóng dư luận Hàn Quốc vào năm 2004. Đó là vụ cưỡng hiếp tập thể nghiêm trọng xảy ra tại Miryang. Nạn nhân là nữ sinh chỉ mới 15 tuổi và thủ phạm là 41 nam sinh
Điều đáng buồn là chỉ có 10 trên tổng số 41 tên tham gia bị tống vào trại cải tạo. Sau đúng 1 năm, bọn chúng lại trở về cuộc sống bình thường trong khi nạn nhân phải bỏ học
Khi đưa lên màn ảnh rộng, các nhà làm phim đã đẩy sự bức xúc của khán giả lên đến cực điểm bằng việc để Eun Ah tự sát do không chịu nổi cú sốc quá lớn, còn những kẻ tham gia hãm hại cô lại được tha vì chưa đủ tuổi thành niên
Hành động trả thù cho con gái của người mẹ được xem là một cách hình tượng hóa sự phẫn nộ của xã hội với những kẻ mất nhân tính. Bộ phim đã thành công trong việc truyền tải những nỗi mất mát và bi thương của gia đình nạn nhân trong vụ bạo hành tình dục
Hope (Hi vọng) là tác phẩm thành công và gây ấn tượng mạnh của làng phim Hàn Quốc. Bộ phim dựa trên một vụ án có thật từng khiến hàng triệu dân xứ kim chi căm phẫn
Nạn nhân trong phim là cô bé So Won (8 tuổi) đang trên đường đi học đã bị một người đàn ông lạ mặt vờ mượn ô, sau đó ra tay hãm hiếp và đánh đập tàn bạo trong nhà vệ sinh
Sau cuộc tấn công, So Won phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn. Khắp cơ thể là những vết bầm dập, trực tràng, hậu môn,... bị phá hủy. Em phải đeo hậu môn giả và vĩnh viễn mất đi cơ hội làm mẹ
So Won bị ám ảnh và trở nên hoảng loạn, thậm chí cô bé còn sợ hãi cả chính cha của mình. Bằng tất cả tình thương dành cho con, cha Donghoon đã quyết định thuê một bộ "Kokomong" - một nhân vật hoạt hình mà So Won thích. Hàng ngày, ông lặng lẽ theo con gái đi học để bảo vệ và cho con cảm giác bình an vì con luôn có người bạn Kokomong đồng hành
Sau tất cả nỗ lực, cuối cùng cũng đến một ngày cô bé không còn tránh mặt cha nữa. Sự hi sinh của cha đã được đền đáp khi cô bé đưa tay ra và dắt cha về nhà trong sự ngỡ ngàng của người mẹ: "Là ba đó mẹ"
Trước đó, So Won đã có những ngày tháng hạnh phúc bên cạnh cha và mẹ. Tuy nhiên, mọi sự bình yên đều vỡ vụn bởi một kẻ biến thái. Gã đàn ông gây tội ác, chỉ với một câu nói "Tôi không nhớ gì cả", ông ta nhận 12 năm tù giam. Phiên tòa này khiến cả đất nước Hàn Quốc "dậy sóng"
Tên ấu dâm trong phim "Hope" ngoài đời thực tên là Jo Doo Soon. Ngày 25-4-2019, đài MBC Hàn Quốc lần đầu tiên công khai hình ảnh thật của kẻ ấu dâm. Được biết, Jo Doo Soon sắp sửa được mãn hạn tù vào năm tới, sau 12 năm bị giam giữ
Spotlight (Tiêu điểm) dựa trên loạt phóng sự điều tra có thật trên tở Boston Globe về việc các linh mục phạm tội ấu dâm gần 100 trẻ em
129 phút phim Spotlight không mô tả trực tiếp cảnh ấu dâm nào. Thay vào đó, tác phẩm khắc họa quá trình đấu tranh của những nhà báo, bằng nỗ lực và can đảm đã vạch trần một trong số những vụ bê bối ấu dâm gây chấn động thế giới
Khi phim ra mắt, khán giả vô cùng sửng sốt trước tội ác thế kỷ đã bị chôn vùi nhiều năm qua. Những vụ ấu dâm có hệ thống trong các nhà thờ ở Mỹ diễn ra 30 năm trước đó mà không ai dám lên tiếng
Bộ phim Spotlight đã giành giải "Phim xuất sắc nhất" tại Oscar năm 2016 và được xem là tác phẩm hay nhất về nghề báo
Hiện nay, vấn nạn ấu dâm ngày càng gia tăng, để lại hậu quả nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần cho những đứa trẻ vô tội. Thêm vào đó, các hành vi xâm hại thể chất, tâm lý hoặc bạo hành đối với trẻ em ngày càng biến tướng phức tạp
Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả, đồng thời nghiêm trị và ngăn chặn sớm những kẻ thực hiện hành vi ấu dâm
Đường dây dụ dỗ thiếu nữ của tỷ phú ấu dâm Mỹ
Haley Robson chỉ là nữ sinh 16 tuổi khi một người quen đưa ra đề nghị hấp dẫn là mát xa cho một tỷ phú ... |
Nạn nhân lên án tỷ phú ấu dâm Mỹ trước tòa
16 nạn nhân bị Jeffrey Epstein lạm dụng tình dục xuất hiện tại phiên tòa ngày 27/8, giận dữ cáo buộc ông ta hèn nhát ... |