Anh mua vaccine chuyên đối phó biến chủng nCoV Nam Phi

Anh đặt mua và hứa cấp vốn phát triển vaccine AstraZeneca được điều chỉnh để đối phó với biến thể nCoV Beta có nguồn gốc từ Nam Phi.

Thế giới đã ghi nhận 171.893.400 ca nhiễm nCoV và 3.575.031 ca tử vong, tăng lần lượt 427.114 và 9.888, trong khi 154.583.054 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

Anh,vùng dịch thứ bảy thế giới, báo cáo 3.165 ca nhiễm mới và không có thêm ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca Covid-19 ở nước này lên lần lượt 4.490.438 và 127.782. Đ

Chính phủ Anh đang đàm phán với hãng dược AstraZeneca nhằm đặt mua phiên bản vaccine được điều chỉnh để đối phó biến chủng nCoV Beta, còn gọi là B.1.351, có nguồn gốc từ Nam Phi.

Nam Phi hồi tháng 2 ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca sau khi dữ liệu cho thấy nó chỉ mang lại khả năng "bảo vệ tối thiểu" ở mức độ nhẹ và trung bình trước biến chủng nCoV ở nước này. Oxford sau đó coi biến chủng Beta là ưu tiên hàng đầu trong chế tạo vaccine và AstraZeneca đặt mục tiêu ra mắt mẫu vaccine mới nhằm vào nó trong mùa thu năm nay.

Anh mua vaccine chuyên đối phó biến chủng nCoV Nam Phi

Người dân trên đường phố London, Anh, hôm 1/6. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết nước này dự kiến đạt mốc tiêm chủng cho 75% người trưởng thành trong ngày 2/6. Chiến dịch tiêm chủng tiếp tục được tăng tốc vào hôm qua, với một trung tâm lớn ở London mở cửa trong một ngày để tiêm cho bất cứ ai trên 18 tuổi, giúp tránh lãng phí vaccine. Hiện chỉ những người trên 30 tuổi tại Anh mới được mời đặt lịch tiêm.

Ravi Gupta, giáo sư vi sinh vật học tại Đại học Cambridge, trước đó nói với BBC Radio 4 rằng "số ca nhiễm mới sẽ tăng theo cấp số nhân và 3/4 trong số đó là biến thể mới". Ông kêu gọi chính phủ xem xét lại bước cuối cùng trong lộ trình nới phong tỏa của Anh, dự kiến dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 vào ngày 21/6. Nhiều người cũng thúc giục chính phủ tăng tốc tiêm mũi vaccine thứ hai cho mọi người, để ngăn nguy cơ bùng phát mới

Bất chấp tiến độ tiêm chủng vaccine Covid-19 nhanh chóng, ca nhiễm mới hàng ngày ở Anh gần đây vẫn tăng cao, trung bình khoảng 3.000 trường hợp mỗi ngày. Theo thống kê của giới chức Anh, nước này đã tiêm 64,6 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó khoảng 25,3 triệu người đã được tiêm hai liều, chiếm 38% dân số.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.132.509 ca nhiễm và 610.372 ca tử vong do nCoV, tăng 9.687 ca nhiễm và 241 ca tử vong so với một ngày trước đó.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, cảnh báo còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng Covid-19 dù số ca nhiễm và tử vong đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.

"Chúng tôi không muốn tuyên bố chiến thắng quá sớm vì chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài phải đi. Nhưng ngày càng nhiều người có thể tiêm chủng, cộng đồng sẽ ngày càng an toàn hơn", ông Fauci nói.

Số ca nhiễm hàng ngày ở Mỹ đã giảm 53% kể từ ngày 1/5, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, nhưng tỷ lệ nhiễm vẫn cao trong nhóm chưa được tiêm chủng và số ca nhiễm trên toàn cầu vẫn gia tăng.

"Miễn là đại dịch còn hoành hành trên thế giới, nguy cơ xuất hiện biến thể luôn hiện hữu và có thể làm giảm phần nào hiệu quả vaccine của chúng tôi", ông cho hay.

50% dân số Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vaccine, trong khi 40% đã hoàn thành chương trình tiêm chủng. Nếu xét riêng dân số trưởng thành, 62% đã tiêm một liều vaccine và 51% đã tiêm đủ mũi.

Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 28.306.883 ca nhiễm và 335.114 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 133.228 và 3.205 ca.

Phát ngôn viên Viện Huyết thanh Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, cho biết công ty này dự kiến xuất xưởng 90 triệu liều vaccine AstraZeneca trong tháng 6, tăng tới 40% so với mức 65 triệu liều/tháng hiện nay. Công ty Bharat Biotech cũng tăng gần 2,5 lần sản lượng vaccine nội địa Covaxin, từ 10 triệu liều trong tháng 4 lên khoảng 23 triệu liều vào tháng 6.

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh quốc gia đông dân thứ hai thế giới vẫn chật vật đối phó đợt bùng phát Covid-19 thứ hai, khiến hàng chục nghìn người chết chỉ trong một tháng. Giới chức chính phủ và chuyên gia y tế cho rằng cách duy nhất để ngăn làn sóng dịch bệnh thứ ba là tiêm chủng cho phần lớn dân số 1,3 tỷ người của Ấn Độ.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.826.527 ca nhiễm, tăng 4.824, trong đó 50.723 người chết, tăng 145.

Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 1.235.467 ca nhiễm và 21.012 ca tử vong, tăng lần lượt 5.177 và 46 ca.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã t gia hạn các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 ở thủ đô và các tỉnh lân cận tới giữa tháng 6. Theo quy định của chính phủ, các địa điểm tổ chức sự kiện tôn giáo chỉ được hoạt động ở mức 30%, các nhà hàng ở mức 20%, trong khi việc đi lại không thiết yếu tiếp tục bị cấm.

Ông Duterte cũng gia hạn lệnh cấm nhập cảnh từ các nước Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, Oman và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất đến ngày 15/6, để ngăn nguy cơ lây lan biến thể B.1.617.2 lần đầu phát hiện ở Ấn Độ.

Thái Lan báo cáo 2.230 ca nhiễm mới và 38 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca Covid-19 lên lần lượt 162.022 và 1.069.

Giới chức thủ đô Bangkok cho biết đội ứng phó Covid-19 của chính phủ đã bác bỏ quyết định của thành phố, trong đó cho phép các cửa hàng massage, phòng khám và công viên mở cửa trở lại từ ngày 1/6, nhưng không nêu lý do. Bangkok và các tỉnh lân cận đã trở thành tâm dịch của đợt bùng phát mới nhất.

Với quyết định mới, các cơ sở massage, phòng khám, công viên cùng với trường học, rạp chiếu phim, phòng gym và sở thú sẽ phải đóng cửa ít nhất 14 ngày nữa.

Quyết định được đưa ra giữa lúc chính phủ đối mặt với chỉ trích ngày càng tăng của công chúng về việc triển khai vaccine chậm chập, hỗn loạn, dự kiến bắt đầu từ ngày 7/6.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Vaccine của Moderna chống được biến thể SARS-CoV-2 ở Nam Phi Vaccine của Moderna chống được biến thể SARS-CoV-2 ở Nam Phi
Biến thể Rwanda hoạt động tương tự biến thể Anh, Nam Phi Biến thể Rwanda hoạt động tương tự biến thể Anh, Nam Phi
/ vnexpress.net