“Anh em cây khế” và những vụ án đau lòng

Lại thêm một vụ án mạng mà thủ phạm và nạn nhân đều là những người trong gia đình, nghi là liên quan đến tranh chấp đất đai.

Bi kịch “anh em cây khế” vẫn tái diễn

Tối 19.9, Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục điều tra truy bắt đối tượng đã gây ra vụ án mạng khiến một người tử vong, một người bị thương. Nạn nhân tử vong trong vụ truy sát bằng súng kinh hoàng là bà Bùi Thị Đàn (70 tuổi, người địa phương), người bị thương đang điều trị là Nguyễn Văn Thấy (70 tuổi, chồng bà Đàn). Nghi phạm đang lẩn trốn bị công an truy bắt gắt gao là Nguyễn Văn Có (em trai ông Thấy). Nguyên nhân mâu thuẫn được cho là có tranh chấp về đất đai giữa hai anh em.

Hồi đầu tháng 9, dư luận bàng hoàng về câu chuyện ở Đan Phượng (Hà Nội). Nghi phạm là anh trai cầm dao truy sát cả gia đình người em ruột khiến 4 người tử vong, 1 người bị thương nặng. Hành vi của đối tượng hết sức tàn nhẫn, mất nhân tính, thể hiện tính chất côn đồ, hung hãn cao độ. Nguyên nhân ban đầu được xác định do mâu thuẫn trong việc tranh giành đất đai.

Đó chỉ là hai trong số nhiều câu chuyện đau lòng mà những người trong cùng một gia đình không thể ngồi lại với nhau. Tình máu mủ ruột thịt giống như trong câu chuyện “cổ tích cây khế” bị chi phối bởi lòng tham và phải trả giá.

Đó là câu chuyện mà người Việt Nam gần như ai cũng thuộc và nếu phân tích kỹ ra, nó cũng có yếu tố đất đai khi người anh tranh giành hết nhà cửa, ruộng vườn và để lại cho người em mảnh đất nhỏ và một cây khế.

Chỉ có điều, hệ thống pháp luật ngày xưa không có hoặc không đủ để đem ra phân xử, nên người thiệt thòi phải nhẫn nhịn và trông chờ vào yếu tố như là “quả báo”. Người anh tham lam phải chết bởi lòng tham. Đó là lý giải của dân gian về sự công bằng.

“Anh em cây khế” là một bi kịch và nó vẫn và đang tái diễn cho tới tận bây giờ nếu như lòng tham vẫn chế ngự và vượt lên tình máu mủ, tình thương.

Cách hạn chế những bi kịch

Nhiều bi kịch trong gia đình thời hiện đại, cụ thể như anh em chém giết, bắn lẫn nhau mà chúng ta đã thấy, đã nghe và chứng kiến tạo ra sự hoang mang không hề nhỏ, tạo ra sự mất niềm tin vào đạo đức xã hội, đạo đức trong gia đình. Nhưng vấn đề đặt ra là, ở câu chuyện hiện đại, mâu thuẫn hoàn toàn có thể giải quyết bằng nhiều cách: Hòa giải, ra pháp luật, Vậy tại sao người dân vẫn chọn phương án “tự xử” dù biết nó chỉ mang lại hậu quả là những án mạng gây rúng động dư luận.

Luật sư Quách Thành Lực (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) chia sẻ với Lao Động rằng, trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra giữa anh em ruột thịt không phải là ít. Và để tránh việc mâu thuẫn dẫn đến những hậu quả đau lòng, người trong cuộc nên nhờ tư vấn, hỗ trợ pháp lý từ phía luật sư để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

“Việc đầu tiên cần làm trong một vụ tranh chấp đất đai giữa những người ruột thịt chính là hòa giải và thương lượng. Trong trường hợp mâu thuẫn không thể thỏa thuận được, các bên liên quan có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân hoặc làm đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân để đơn vị có thẩm quyền phân xử”, luật sư Lực nói.

Ở đây có hai vế, đầu tiên phải nói rằng chính quyền địa phương, đoàn thể ở những nơi xảy ra chanh trấp đã không sâu sát, dập tắt những mâu thuẫn khi chỉ là những đốm lửa nhỏ. Khi người dân đã không coi trọng vai trò của chính quyền địa phương thì không thể tiến hành hòa giải.

Vế thứ hai, việc lôi nhau ra tòa cũng còn phức tạp, nhiêu khê. Sự hiểu biết và mức độ nhận thức của đa số người dân nói chung về thủ tục giải quyết những tranh chấp dân sự này còn rất hạn chế. Rất nhiều trường hợp, người dân không biết phải kiện tụng như thế nào, thủ tục ra sao, ai sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Chưa kể mội số cán bộ thờ ơ, vô cảm, tắc trách dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp lên đến đỉnh điểm.

Những tranh chấp dân sự phổ biến là tranh chấp về đất đai, thừa kế, kiện đòi tài sản. Tuy nhiên, sự hiểu biết và mức độ nhận thức của đa số người dân nói chung về thủ tục giải quyết những tranh chấp dân sự này còn rất hạn chế. Trong khi giải quyết tranh chấp đất đai, thừa kế là một thủ tục tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều giấy tờ cần thiết. Nhưng không phải đương sự nào cũng có đầy đủ giấy tờ, điều kiện để tòa án thụ lý, nhất là những vụ tranh chấp đất đai của những người trong gia đình thường thiếu giấy tờ và cơ sở pháp lý của cả đôi bên.

Để người dân tin và hiểu về pháp luật là trách nhiệm của chính quyền cơ sở. Và quan trọng hơn là xử lý bằng phương pháp nào để hóa giải mâu thuẫn, tranh chấp ngay từ khi bắt đầu mà không cần phải thụ lý, giải quyết bằng một vụ kiện. Đó là cách để hạn chế những bi kịch từ những “anh em cây khế” thời nay.

anh em cay khe va nhu ng vu a n dau lo ng 4 năm oan trái, anh em thợ hồ được bồi thường gần 1 tỷ
anh em cay khe va nhu ng vu a n dau lo ng 4 bé nghi bị bạo hành dã man: Sao chị đánh em?
anh em cay khe va nhu ng vu a n dau lo ng Vụ truy sát ở Đan Phượng: Tiết lộ những xích mích giữa hai anh em ruột
/ laodong.vn