93% trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân, người quen

Theo thống kê của Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, có đến 93 trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân, người quen, trong khi việc giáo dục giới tính cho trẻ em còn gặp nhiều khó khăn khi chính những bậc làm cha mẹ, thầy cô giáo, xã hội còn khá “e dè” trước vấn đề nhạy cảm này.

Hiện nay, các chương trình giáo dục giới và bình đẳng giới trong nhà trường dành cho học sinh tiểu học, trung học được quan tâm nhiều hơn. Tuy vậy, thực tế cho thấy, giáo dục giới và bình đẳng giới trong hệ thống giáo dục quốc dân còn nhiều bất cập từ hình ảnh, kiến thức trong sách giáo khoa đến các hình thức tổ chức giáo dục giới tính và bình đẳng giới.

Theo báo cáo nghiên cứu, rà soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UNESCO vấn đề giới trong sách giáo khoa Việt Nam cho thấy còn nhiều nội dung, hình ảnh mang định kiến giới. Phân tích 76 cuốn sách giáo khoa của 6 môn học từ lớp 1 đến lớp 12 có 8.276 nhân vật trong nội dung văn bản và 7.987 nhân vật trong các hình ảnh.

Trong tổng số 8.276 nhân vật xuất hiện trong nội dung văn bản, nam giới chiếm 69%, nữ 24%, còn lại 7% là trung tính về giới (ví dụ: đứa trẻ, học sinh, phụ huynh…). Về hình ảnh, trong tổng số 7.987 hình ảnh thì nam giới chiếm 58%, nữ chiếm 41%, còn lại là trung tính hoặc không rõ giới tính. Những ví dụ trong sách giáo khoa về các nhân vật quan trọng, nổi tiếng có tới 95% là nhân vật nam.

Sự chênh lệch giữa nhân vật nam và nữ cũng có sự khác biệt theo các cấp học, càng lên cấp học cao sự chênh lệch càng lớn, nhất là ở cấp trung học phổ thông. Nghề nghiệp của nhân vật nam giới trong sách giáo khoa cũng đa dạng hơn nghề nghiệp của nữ giới…

Hình ảnh, nội dung mang định kiến giới trong sách giáo khoa, chương trình giáo dục có thể làm khắc sâu định kiến giới trong nhận thức trẻ em, làm chậm tiến trình đạt được bình đẳng giới thực chất.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, có đến 93% trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân, người quen. Tuy nhiên, việc giáo dục giới tính cho trẻ em còn gặp nhiều khó khăn khi chính những bậc làm cha mẹ, thầy cô giáo, xã hội còn khá “e dè” trước vấn đề nhạy cảm này.

Hiện nay, tình trạng học sinh dậy thì sớm từ 12 - 14 tuổi đã xuất hiện không ít nhưng cách tiếp cận kiến thức về giới tính có vẻ là “quá cũ”, quá mỏng so với con số 300.000 ca phá thai tuổi vị thành niên mỗi năm khiến nhiều người giật mình.

Phát biểu tại Hội thảo “Đảm bảo bình đẳng giới trong Chương trình giáo dục phổ thông” do TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức diễn ra chiều ngày 28/8/2017, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khẳng định: “Với trách nhiệm và quyền hạn được quy định trong Luật Bình đẳng giới và kinh nghiệm thực hiện hoạt động lồng ghép giới, Hội LHPN Việt Nam có thế mạnh về đội ngũ cán bộ và mạng lưới chuyên gia về giới, Hội đề xuất một số nội dung hoạt động mà Hội có khả năng đầu mối tổ chức và phối hợp triển khai.

Nhằm thúc đẩy quá trình lồng ghép giới trong xây dựng chương trình phổ thông và viết sách giáo khoa phổ thông như: Tham gia các Hội đồng tư vấn, tham vấn về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng, thẩm định chương trình và sách giáo khoa phổ thông”.

“Phối hợp xây dựng và vận hành mô hình tư vấn học đường tại trường học, góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường trong học sinh; Biên soạn và cung cấp tài liệu tăng cường kết nối giữa cha mẹ và con cái, kết nối giữa gia đìnhvà nhà trường, trong đó có nội dung giáo dục về giới và bình đẳng giới”, PGS.TS Thu Hà nhấn mạnh.

http://vtc.vn/93-tre-em-bi-xam-hai-tinh-duc-boi-nguoi-than-nguoi-quen-d346313.html

Thủy Tiên: ‘Công Vinh khóc khi tôi kể bị xâm hại tình dục nhiều lần’

Thủy Tiên cho biết khi cô quyết định công khai câu chuyện bị xâm hại tình dục năm 10 tuổi, mẹ ruột đã giận và ...

Đừng để có thêm một bé Nô…

Vẫn biết mỗi vụ việc xảy ra là một tình huống khác nhau nhưng các bậc cha mẹ hãy nêu cao cảnh giác, có biện ...

Theo M.K/VTC News