50% tiến sĩ là công chức: Chạy theo cái nhất?

Phải có đến 70% cán bộ, công chức là tiến sĩ, 50% còn khiêm tốn...

Tiếp tục bình luận về số liệu cho thấy có tới 50% tiến sĩ đang làm cán bộ, công chức, PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng việc này xuất phát từ nền tảng văn hóa, giáo dục của Việt Nam.

50 tien si la cong chuc chay theo cai nhat

Công chức đang tranh hết tiến sĩ của nghiên cứu...

Theo ông, từ xưa tới nay, Việt Nam đã có truyền thống "tôn sư trọng đạo", luôn đề cao tính hiếu học, đây là truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ, phát huy. Tuy nhiên, do tác động từ môi trường xã hội, giáo dục cũng chạy theo cơ chế thị trường, hàm vị giáo sư, tiến sĩ cũng bị thị trường hóa dẫn tới nhiều tiêu cực.

Nhìn nhận từ thực tế, PGS Nguyễn Văn Nam chỉ rõ 3 nguyên nhân dẫn tới tình trạng TS thì nhiều nhưng số đứng giảng dạy và nghiên cứu lại rất hạn chế.

Cụ thể ông nói: "Thứ nhất, nhìn từ phía những người mang danh hiệu tiến sĩ. Ngoài việc có được danh hiệu thì hàm vị tiến sĩ còn là công cụ để họ thăng tiến chức tước trong công việc, vì thế mới có câu chuyện cán bộ cấp sở, cấp phòng cũng phải cố cho bằng được cái bằng tiến sĩ để ra oai, để hưởng lương.

Thứ hai, về phía giáo dục cũng có tư duy, định hướng không đúng. Không một nước nào như Việt Nam khi giới thiệu một ông Bộ trưởng lại giới thiệu là GS.TS, Bộ trưởng... Nghe thì tưởng là oai nhưng sự thật có khi chỉ là bằng mua, bằng giả, bằng hàm thụ tại chức mà lên.

Đây là tư duy rất xấu. Họ cứ nghĩ có được hàm vị tiến sĩ thì sẽ biết cách ngoại giao, biết tiếp đón khách quốc tế... Việc phong hàm tiến sĩ cho những người không viết nổi văn bản, không thuyết trình được trước đám đông thì chẳng khác nào nghành giáo dục đang tự "đào gốc" tiến sĩ.

Thứ ba, về phía các cơ quan quản lý, các tổ chức hành chính cũng chạy theo chỉ tiêu, số lượng để lấy thành tích, để mở rộng hoạt động, mà muốn mở rộng thì phải có nhân lực, có kinh phí... Đây là lý do nhiều cơ quan, địa phương đặt ra mục tiêu "sĩ hóa" 100% công chức.

Thứ tư, trong công tác tổ chức, cán bộ không có cơ chế đánh giá cán bộ, công chức dựa trên năng lực, hiệu quả việc làm mà lại dựa trên hồ sơ, lý lịch, danh vị của người cán bộ. Đây là quan điểm rất sai lầm.

Có người đã nói với tôi, dù không học nhưng cũng tự nhiên được làm GS. Ông ấy kể, ông ấy không được học đại học nhưng do có thời gian hoạt động công chúng lâu năm nên được đưa vào giảng dạy tại các trường rồi được phong GS. Làm GS, TS như vậy thì dễ dàng quá.

Ở các nước GS, TS phải là những người làm nghiên cứu nhưng nghiên cứu phải để phục vụ công tác giảng dạy. Trong khi tại Việt Nam thì ngược lại, học GS, TS để vào cơ quan nhà nước. Cán bộ, công chức làm GS, TS đang tranh hết người làm nghiên cứu".

Ông Nam nhấn mạnh, với cơ chế tuyển chọn cán bộ công chức như hiện nay thì 50% tiến sĩ làm cán bộ, công chức là đã có sự cải thiện nhiều rồi. Theo ông, khoảng 2-3 năm về trước, con số này phải là 70%, chỉ có khoảng 30% GS, TS làm công tác giảng dạy và nghiên cứu thôi.

...để chạy theo cái nhất

Tiếp tục kể lại câu chuyện của mình, vị PGS tâm tư: "Tôi có thâm niên 20 năm đứng lớp, giảng dạy nhưng bây giờ cũng mới nhận hàm vị PGS. Có nhiều người động viên tôi làm tiếp hàm vị GS nhưng tôi từ chối.

Tôi thấy không cần thiết vì ranh giới giữa một GS thật và GS giả quá mong manh. Những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu như tôi cũng bị đánh đồng với những người không có một ngày nào đứng lớp. Tôi thấy rất buồn khi mọi giá trị bị đảo lộn, bằng cấp bị đánh đồng "cá mè một lứa", không thể chấp nhận được".

Ông Nam kiên quyết phản đối chủ trương "sĩ hóa" 100% công chức để chạy theo cái nhất. Theo vị chuyên gia, Việt Nam có quá nhiều cái nhất, từ việc tiêu hoang nhất, tiếp khách sang nhất bây giờ lại có cả quan chức là GS, TS nhiều nhất thế giới.

"Không nên tự hào chúng ta có nhiều Thứ trưởng là tiến sĩ cao gấp 5 lần Nhật Bản. Nhiều tiến sĩ nhưng chất lượng cán bộ, công chức vẫn bị người dân phàn nàn, không hài lòng với thái độ phục vụ là điều bất cập.

Tôi rất lo ngại về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Tôi nhìn nó như biểu đồ hình parabol, số lượng tăng nhưng chất lượng gần như bằng 0", vị chuyên gia bày tỏ.

Bản chất tiêu cực sẽ nuôi dưỡng tiêu cực

Chốt lại vấn đề, PGS. TS Nguyễn Văn Nam cho rằng những bất cập trên đều là hệ quả của một chính sách cán bộ có vấn đề.

Từ một chính sách đào tạo, tuyển chọn cán bộ chưa nhìn vào thực lực, khả năng làm việc của một con người mà chủ yếu dựa vào lý lịch, bằng cấp thì việc chạy theo bằng cấp, hàm vị là tất yếu.

Điều khiến ông lo ngại là khi đứng trước một chính sách không chuẩn sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sai lầm tiếp theo. Vì vậy, ông khẳng định chủ trương "sĩ hóa" cán bộ công chức là một sai lầm, không cần thiết.

"Bản thân một chính sách đã bộc lộ nhiều tiêu cực thì khi thực hiện nó sẽ là môi trường nuôi dưỡng tiêu cực phát triển mạnh mẽ hơn", ông Nam lo lắng.

Từ thực tế trên, PGS Nguyễn Văn Nam cho rằng cần phải thay đổi chính sách đào tạo GS, TS. Cụ thể về tiêu chí đào tạo phải chặt chẽ, nghiêm túc. Tiếp đến là quy định chặt chẽ tiêu chuẩn về số năm đứng lớp, số giờ giảng dạy của một GS, TS cũng như các công trình nghiên cứu phải được công bố cụ thể, thực chất.

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/50-tien-si-la-cong-chuc-thanh-tich-cao-hieu-quate-3342214/

50 tien si la cong chuc chay theo cai nhat Đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài: Đầu vào chặt, đầu ra khắt khe

Ở các nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mỹ, chương trình đào tạo tiến sĩ yêu cầu người học phải có thành tích đầu ...

50 tien si la cong chuc chay theo cai nhat Bất ngờ 50% công chức là tiến sĩ: Thêm hiện tượng lạ

50% GS, TS tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, không tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

50 tien si la cong chuc chay theo cai nhat Đào tạo tiến sĩ: Việt Nam là số 1?!

Chỉ trong 3 năm từ 2015-2017, một đơn vị đào tạo trong nước đã ấp nở đến hơn 1.100 tiến sĩ. Chắc là không nơi ...

/ Theo Hoài An/Báo Đất Việt