Nếu cơ thể bạn luôn trong tình trạng thèm ăn, dạ dày luôn kêu réo thì chưa chắc đó đã là sự báo hiệu rằng bạn đang đói. Có nhiều lý do khiến bạn khó có thể cảm thấy no dù vừa ăn xong.
Sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh
Tình trạng này thường xảy ra đối với những người hay sử dụng đồ ăn nhanh như mỳ ý, hamburger, khoai chiên, đồ ngọt hay các loại đồ ăn liền khác.
Những loại thức ăn này chứa rất ít chất xơ, khiến cho thức ăn bị tiêu hóa nhanh hơn nên bạn sẽ sớm thấy đói và cảm giác no khi đó sẽ chỉ là tạm thời.
Khoa học đã chứng minh rằng, thực phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, nên việc thêm chất xơ vào bữa ăn là một giải pháp hợp lý cho tình trạng này. Nếu bạn dừng sử dụng đồ ăn nhanh và thay vào đó bằng các thực phẩm lành mạnh hơn như lúa mạch, gạo lứt và rau củ quả, bạn sẽ sớm thấy tình trạng thèm ăn được cải thiện.
Tập luyện quá nhiều
Đây là một lý do tốt khiến cơ thể bạn luôn cảm thấy đói. Khi bạn tập luyện quá nhiều, cơ thể sẽ tiêu hao một lượng calo khổng lồ, và lại tiếp tục đòi hỏi thêm một lượng calo mới. Những người tập luyện thường xuyên trong một thời gian dài sẽ đẩy mạnh quá trình trao đổi chất cũng như kích thích ăn ngon.
Tập luyện là tốt cho cơ thể, nên câu hỏi đặt ra ở đây sẽ là cần ăn gì và ăn vào lúc nào. Theo một số nghiên cứu, một bữa ăn dinh dưỡng trước khi tập luyện sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của cơ thể và giảm thiểu khả năng trấn thương các cơ.
Sử dụng một số loại thuốc
Ăn ngon miệng bất thường có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc bởi các thành phần bên trong. Những chất phổ biến gây nên tình trạng này là cortisol, insulin, clozapine và olanzapine có thể tìm thấy trong các thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống trầm cảm hay thuốc an thần. Nếu bạn tăng cân, cảm thấy đói nhiều hơn khi sử dụng một loại thuốc mới, hãy trao đổi với bác sĩ để chắc chắn rằng đây là tác dụng phụ của thuốc và cách hạn chế chúng.
Quá căng thẳng, ăn khi bị stress
Những cảm giác lo lắng, căng thẳng có thể gây những tác động mạnh lên sức khỏe của chúng ta, và ăn ngon miệng hơn cũng là một trong những tác động đó. Ăn khi căng thẳng, ăn để lấp đầy cảm xúc là một trong những sự rối loạn có liên hệ chặt chẽ đến sự thèm ăn.
Các nhà khoa học cho biết, lo âu có thể khiến cơ thể tiết ra hóc môn cortisol, dẫn đến tình trạng ăn nhiều bất thường và thèm ăn những thực phẩm không lành mạnh. Căng thẳng là một yếu tố có thể dẫn đến béo phì và cần phải xử lý càng sớm càng tốt.
Các biện pháp trị liệu và các bài tập đúng cách là những cách giúp bạn kiểm soát, lấy lại sự cân bằng cho cơ thể và tránh được tình trạng trên.
Ngủ muộn
Đừng bao giờ đánh giá thấp hiệu quả của giấc ngủ ngon. Ghrelin là hóc môn kiểm soát sự thèm ăn, sự ngon miệng trong não bộ của chúng ta. Việc ngủ muộn cũng được nghiên cứu cho thấy rằng gây nên tình trạng tăng cao bất thường của Ghrelin và tạo ra cảm giác đói.
Duy trì việc ngủ đều đặn 8 tiếng một ngày sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng hóc môn này tốt hơn và cải thiện tình trạng thèm ăn.
Bụi mịn có thể đi vào máu, làm tăng ung thư, giảm tuổi thọ |
Người Việt bệnh từ miệng |
10 thay đổi trong cơ thể tiết lộ tình trạng sức khoẻ của bạn |