Những ngày cuối tháng 8, căn nhà nhỏ của gia đình chị Lê Huỳnh Anh Thư, mẹ 5 trẻ sinh năm đầu tiên ở Việt Nam, trong con hẻm 320, Trần Bình Trọng luôn rộn ràng.
|
5 đứa trẻ trong ca sinh năm đầu tiên của Việt Nam vào lớp một. Ngôi trường mà các em theo học là Tiểu học Lê Văn Tám (Quận 5, TP.HCM) chỉ cách nhà vài trăm mét. |
|
Ca sinh 5 đủ cả “nếp tẻ” với 3 nam là Nguyễn Lê Quách Thế Huynh, Nguyễn Lê Quách Thế Đệ, Nguyễn Lê Quách Thế Lộc và 2 bé gái là Nguyễn Lê Quách Phượng và Nguyễn Lê Quách Muỗi. |
|
Ngày đầu tiên tựu trường về, điều mà 5 đứa trẻ ấn tượng nhất tại ngôi trường mới - là “Cô giáo rất hiền”. |
|
Chia sẻ về điều này, cô Nguyễn Thị Hồng Phấn, giáo viên chủ nhiệm của anh em Huynh, Đệ Lộc cười và cho rằng, giáo viên dạy lớp 1 phải hiểu được tâm lý trẻ nhỏ. Các con vừa chuyển từ môi trường mầm non, còn nhiều bỡ ngỡ nên giáo viên vừa phải gần gũi, trò chuyện, nhưng cũng không quên nhắc nhở mỗi lúc các con nghịch ngợm, làm sai. |
|
Sau khi bốc thăm phân lớp, 5 đứa trẻ được chia thành 2 lớp, 2 bé gái học lớp 1.2 và 3 bé trai học lớp 1.3. Cô Phấn cũng cho biết thêm, 3 anh em trai đều đã quen với môi trường học tập mới. Đôi khi có chút chậm, nhưng các con đều ngoan ngoãn trong giờ học |
|
Vào giờ ra chơi, 2 bé gái từ lớp bên cạnh lại chạy sang, ý ới gọi các anh em xuống sân trường nô đùa |
|
Tại trường mới, những đứa trẻ nhanh chóng thích nghi và toả vẻ thoải mái |
|
Đôi khi cũng có chút rụt rè |
|
Bà Phùng Ngọc Thúy, Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Văn Tám cho biết, 5 đứa trẻ được chia thành 2 lớp thông qua việc sắp xếp ngẫu nhiên. Mặc dù không chung lớp, nhưng 2 lớp nằm ngay cạnh nhau, vẫn khá thuận tiện cho ba mẹ đưa đi học. |
|
Các em đi đâu cũng đi cùng với nhau. Trên thực tế, việc chia lớp cũng không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý 5 anh em, những đứa trẻ hồn nhiên, dễ mến. Ở ngôi trường mới, chúng vừa kết bạn thêm bạn học mới, lại có những bạn cùng trường mầm non, lớn lên cạnh nhau, vì vậy nhanh chóng hòa nhập. |
|
Dù nhà gần trường nhưng mẹ bé cũng phải vất vả đi 2 chuyến xe mới chở hết được 5 bé. Chị Anh Thư, mẹ của 5 đứa trẻ phải nghỉ công việc bán hàng, nhờ bà nội, bà ngoại phụ giúp chăm sóc các bé. Chồng chị lo kiếm kinh tế để nuổi đàn con thơ. Những ngày không đi gửi trẻ, cả 5 đứa đều ở nhà, chị sẽ “đảm đương” 3 cậu con trai, bà nội “phụ trách” 2 bé gái. Quanh đi, quẩn lại hết một ngày |
|
Bà Nguyễn Thị Kim nội của 5 bé cho biết, từ ngày các cháu ra đời, hiếm khi nào bà có thời gian rảnh để đi ra ngoài. Hoặc có, thì cũng là “cắp nách” 2 trong 5 đứa đi cùng |
|
Bà Kim cho biết thêm, trong thời gian nghỉ hè, bà nội và mẹ cũng đã rèn cho các bé khả năng tự vệ sinh cá nhân, tự ăn uống, để các con có thể chăm lo cho bản thân khi ở trường. Bà chia sẻ: “Mặc dù nhà gần trường, nhưng gia đình vẫn cố gắng để cho các cháu ở bán trú. Vừa tạo cho các bé tính tự lập, lại vừa đỡ vất vả cả người lớn và trẻ nhỏ, nhất là những hôm mưa gió” |
|
5 bé tự học ở nhà. Trước khi đến trường tiểu học, các bé cũng được mẹ và nội dạy kèm, ở nhà còn thuê thêm cô giáo để dạy kèm để các bé nhanh chóng bắt kịp với các bạn. |
|
Bé lớn nhất là Thế Huynh, mặc dù cũng nhỏ thó như những đứa em, nhưng Huynh tỏ ra trầm tính, ít nói hơn. Bé cũng rất biết quan tâm mọi người, thấy bà nội đang ngồi trên ghế, bé tự động mang gối ra cho nội tựa lưng, sợ nội đau mỏi. Hai bé Phượng và Đệ có phần e dè với người lạ, trong khi 2 em út là Muỗi và Lộc dạn dĩ, hay nói cười hơn cả |
|
gia đình không khác một nhà trẻ. Dù vất vả nhưng cả chị Thư và bà nội đều ngập tràn trong hạnh phúc khi nhìn thấy những đứa trẻ khôn lớn từng ngày. |