5 dự án đường sắt đô thị 'đội vốn' hơn 81.000 tỷ đồng

Cả 5 dự án đường sắt đô thị đã triển khai đều tăng gấp đôi, ba so với phê duyệt đầu tư ban đầu và đều chậm tiến độ. 

Báo cáo gửi Quốc hội về các nhóm vấn đề chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Giao thông & Vận tải Nguyễn Văn Thể đã nêu chi tiết thực trạng đầu tư, xây dựng cơ bản các dự án giao thông, điển hình là các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP HCM. Theo đó, 5 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM đều chậm tiến độ, đội vốn hàng chục nghìn tỷ đồng.

Số liệu cập nhật tới cuối tháng 3, lượng vốn tăng thêm của các dự án này gần 81.050 tỷ đồng (hơn 3,45 tỷ USD). Con số này giảm trên 3.760 tỷ đồng so với dữ liệu được Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu tại một báo cáo về quản lý, sử dụng vốn ODA hồi tháng 8/2018. 

Hai dự án đường sắt đô thị TP HCM tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương có số vốn đội nhiều nhất, hơn 51.710 tỷ đồng. Trong khi đó, 3 dự án đường sắt đô thị của Hà Nội, gồm Nhổn - Ga Hà Nội; Cát Linh - Hà Đông và Yên Viên - Ngọc Hồi có số tiền đầu tư tăng thêm so với phê duyệt ban đầu, lần lượt là 14.052 tỷ, 9.232 tỷ và 5.602 tỷ đồng.

 

Chất lượng việc lập, thẩm định dự án đầu tư kém, theo Bộ Giao thông, là nguyên nhân chính dẫn tới việc đội vốn các dự án. Riêng các dự án đường sắt đô thị là loại hình mới, do thiếu kinh nghiệm, các tư vấn lập dự án tính toán tổng mức đầu tư chưa sát với thực tế. Điều này dẫn tới việc dự án phải điều chỉnh nhiều nội dung không phù hợp với thiết kế cơ bản ban đầu, như mặt bằng và kết cấu nhà ga ngầm, kết cấu nhịp cầu cạn của đoạn tuyến đi trên cao, bổ sung kết cấu nhà ga ngầm... 

5 du an duong sat do thi doi von hon 81000 ty dong

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong giai đoạn chạy thử. Ảnh: Giang Huy.

Ngoài ra, yêu cầu điều chỉnh quy mô đầu tư cũng dẫn đến tình trạng tăng tổng mức đầu tư. Trách nhiệm của việc đội vốn này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ rõ, thuộc về chủ đầu tư, tư vấn thực hiện dự án.

Ông Thể cũng cho biết, cơ chế thực hiện các dự án, nhất là dự án ODA còn bất cập. Kế hoạch vốn ODA hàng năm không được bố trí đủ làm chậm trễ thanh toán cho các nhà thầu. Tình trạng thiếu vốn đối ứng kéo dài dẫn đến tiến độ thi công bị ảnh hưởng. Mặt khác, công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu gặp nhiều vướng mắc, khó khăn do các ràng buộc phức tạp quy chế đấu thầu của các nhà tài trợ.

Chưa kể, một số công trình hình thành yếu tố quan trọng quốc gia có tổng mức đầu tư lớn hơn 10.000 tỷ đồng, kéo theo quy trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án thường mất nhiều thời gian do Chính phủ phải xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua trước khi phê duyệt điều chỉnh... "Đây là khó khăn chung, có liên quan đến trách nhiệm của rất nhiều cấp, bộ, ngành và cần được nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp", Bộ trưởng Thể kiến nghị. 

Nguyễn Hoài

5 du an duong sat do thi doi von hon 81000 ty dong Hai dự án metro ở Sài Gòn đội vốn trên 2 tỷ USD

Trong 5 dự án đường sắt đô thị được điểm danh, hai tuyến metro ở TP.HCM đội vốn trên 50.000 tỷ đồng.

5 du an duong sat do thi doi von hon 81000 ty dong Không xin phép Quốc hội, Bộ GTVT tăng gấp đôi vốn đường sắt Cát Linh

Kiểm toán Nhà nước kết luận Bộ GTVT đã phê duyệt tăng tổng mức đầu tư dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông ...

/ https://kinhdoanh.vnexpress.net