Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 khởi phát ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý.
Bệnh tiểu đường không chỉ phổ biến ở người lớn mà còn ở trẻ em. Căn bệnh này có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể. Khi lượng đường trong máu cao sẽ gây ra nhiều biến chứng khác như bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận,… Do đó, bố mẹ có thể thúc đẩy con cái của mình tạo dựng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường khởi phát.
Tiến sĩ Angeli Misra, Giám đốc phòng thí nghiệm Lifeline, chia sẻ: “Nên khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên tuân theo lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh kết hợp một lối sống năng động”.
Sau đây là những lời khuyên mà Tiến sĩ Angeli khuyến nghị để ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Quản lý cân nặng
Nếu con bạn bị thừa cân, giảm cân có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia khẳng định, chỉ cần giảm 7-10% trọng lượng cơ thể sẽ giảm được 50% khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Hoạt động thể chất
Ngày nay, trẻ em thường dán mắt vào màn hình điện tử hầu hết thời gian. Hơn nữa, đại dịch đã làm giảm các hoạt động thể chất của họ nhiều hơn. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia một số hoạt động thể chất như:
- Đi bộ, đạp xe, chạy bộ, nhảy dây hoặc chơi một môn thể thao ít nhất 1 giờ mỗi ngày.
- Đi bộ đến các điểm đến ngắn.
- Đi cầu thang bộ thay vì thang máy.
- Giảm thời gian dành cho tivi hoặc mạng xã hội.
- Ngăn cản thói quen lười vận động.
Quản lý căng thẳng
- Dạy trẻ cách chống lại căng thẳng thông qua thiền, yoga và các bài tập thở sâu ít nhất 15-20 phút mỗi ngày.
- Khuyến khích trẻ theo đuổi sở thích như hội họa, âm nhạc, khiêu vũ,…
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe hàng năm, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống cân bằng
Bố mẹ hãy cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và bổ dưỡng:
- Ăn bánh mì nhiều hạt và tránh các sản phẩm làm từ bột mì trắng như bánh mì, bánh quy, bánh ngọt và kẹo.
- Ăn nhiều rau lá xanh và các loại rau màu sắc khác chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ như rau cải bó xôi, bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, cà chua, đậu bắp, bầu hồ lô, mướp đắng, ớt chuông, nấm, đậu Hà Lan, ớt, cà rốt, đậu,… Tránh tiêu thụ quá nhiều các loại rau giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang và bột sắn.
- Đừng bỏ qua trái cây như táo, lê, đu đủ, cam, ổi, chanh, lựu,… và các loại hạt như hạt chia và hạt hướng dương. Tránh ăn quá nhiều xoài, hồng xiêm và vải.
- Tránh hoặc cắt giảm đường trắng, bánh kẹo, sôcôla và thực phẩm có đường.
- Tránh đồ ăn vặt, thực phẩm béo và nhiều dầu như khoai tây chiên, bánh chiên, và không ăn nhiều chất béo bão hòa như bơ ghee, bơ và dầu ăn thực vật hydro hóa.
- Chọn các món ăn nhẹ lành mạnh, ít chất béo và bổ dưỡng. Khuyến khích trẻ ăn salad và xúp.
- Tránh đi ăn ngoài quá thường xuyên.
CTV LƯƠNG TRÂM
10 sai lầm ăn uống của người bệnh tiểu đường |
Trứng luộc làm kiểu này có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường |
Tác hại của việc ăn đêm đối với sức khỏe |