Bộ Nội vụ đã nhận được 44/46 phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính, chỉ thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ chưa có báo cáo.
Trả lời về tiến độ thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019-2021 tại họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ chiều 20/9, Phó vụ trưởng Chính quyền địa phương Nguyễn Hữu Thành cho biết, từ phương án tổng thể đã được Bộ cho có ý kiến, các địa phương xây dựng đề án chi tiết lấy ý kiến nhân dân.
"Hiện Bộ đã nhận được 19 đề án và thẩm định 12, đã gửi 2 đề án của Bắc Giang và Thanh Hóa sang Chính phủ để trình thường vụ Quốc hội", ông Thành nói và cho biết 7 tỉnh còn lại Bộ sẽ tổ chức hội nghị thẩm định vào các ngày 21, 22/9.
Phó vụ trưởng Chính quyền địa phương Nguyễn Hữu Thành. Ảnh: HT |
Vụ phó Chính quyền địa phương cho hay, đề án các địa phương tập trung vào việc sáp nhập nguyên trạng các huyện, xã để giảm số lượng đơn vị hành chính, và tăng quy mô diện tích tự nhiên và dân số của đơn vị hành chính mới.
Bên cạnh đó, địa phương cũng xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giải quyết chế độ, chính sách đối với những người dôi dư theo kế hoạch, lộ trình cụ thể, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
"Phương án sắp xếp cán bộ dôi dư là một trong những nội dung các địa phương gặp khó khăn. Bộ Nội vụ đã tham mưu, đề xuất với Ban Tổ chức Trung ương để có giải pháp tháo gỡ", ông Thành nói và cho biết, một trong số các giải pháp là giảm dần biên chế theo lộ trình 5 năm, thực hiện chính sách hỗ trợ cho những người thôi việc bằng tiền ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn xuất hiện tình trạng đơn vị hành chính "siêu nhỏ" sau khi đã sắp xếp. Ông Thành lấy ví dụ, tại đề án của TP Hải Phòng, phường Hoàng Văn Thụ sau khi sáp nhập có diện tích tự nhiên 0,45 km2 (đạt 8% so với tiêu chuẩn quy định), phường Phan Bội Châu có 0,29 km2 (đạt 5,27%), phường Cầu Đất có 0,43km2 (đạt 7,8%). Vì vậy Hội đồng thẩm định bỏ biếu không thông qua và đề nghị UBND thành phố Hải Phòng nghiên cứu lại các phương án sắp xếp.
Một số Bộ chưa thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ mà Chính phủ giao dẫn đến vướng mắc trong quá trình sắp xếp các đơn vị cấp huyện, xã. Đơn cử như Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn chưa cung cấp số liệu về diện tích tự nhiên các địa phương dẫn đến sự lúng túng trong rà soát sắp xếp ở một số tỉnh, thành phố và việc thẩm định của Hội đồng thẩm định. Bộ Xây dựng chưa trả lời văn bản của tỉnh Hoà Bình về tiêu chuẩn của loại đô thị đối với TP Hoà Bình sau khi mở rộng (sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hoà Bình)...
Cả nước có 46 tỉnh, thành phố có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện hiện sắp xếp, trong đó 42 tỉnh, thành có đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp (tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn để thực hiện chính quyền một cấp ở huyện đảo Lý Sơn). 4 tỉnh, thành (Bình Thuận, Kiên Giang, Sơn La, Tây Ninh) dù không có đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp nhưng đã đề nghị sắp xếp các xã theo diện khuyến khích.
Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp là 20 đơn vị của 13 tỉnh, thành phố. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp là 638 đơn vị, trong đó các tỉnh thành đề nghị chỉ sắp xếp 534 đơn vị trong giai đoạn này. Số xã khuyến khích sắp xếp là 134 đơn vị. |
Đề xuất không sáp nhập hai phường ở phố cổ
Chính quyền đề xuất chưa gộp hai phường Hàng Bạc, Hàng Đào dù đây là hai đơn vị thuộc diện phải sáp nhập do quy ... |
Hà Nội: Đề xuất sáp nhập 4 phường thuộc trung tâm thành phố
Theo phương án do UBND TP Hà Nội đề xuất, thành phố sẽ sáp nhập 4 phường thuộc quận Hai Bà Trưng thành 2 phường ... |
Vì sao Hà Nội xin chưa sáp nhập các phường ở phố cổ?
Hà Nội đề nghị chưa sáp nhập phường Hàng Đào và Hàng Bạc quận Hoàn Kiếm vì đây là nơi lưu giữ các giá trị ... |
10 phường ở TP HCM sẽ sáp nhập
Những phường thuộc các quận 2, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận có thể phải sắp xếp lại theo phương án Sở Nội vụ đề ... |