Nhai thức ăn chỉ một bên miệng, không làm sạch mảng bám bằng chỉ nha khoa hay quên cạo vôi răng khiến răng kém chắc khỏe.
Theo bác sĩ nha khoa Andrew H.F. Tsang, chăm sóc răng miệng không cần quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần đi khám răng định kỳ, dùng nước súc miệng, dùng chỉ nha khoa, đánh răng 2 lần một ngày. Đây là những nguyên tắc cơ bản để bạn có được hàm răng khỏe và nụ cười đẹp.
Có 4 sai lầm thường gặp khi chăm sóc răng miệng, theo bác sĩ Andrew.
Không chú trọng chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng không cần quá quan tâm đến răng của con khi còn nhỏ, vì răng sữa cũng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trẻ con cần được giáo dục việc chăm sóc răng miệng từ sớm, bởi răng sẽ thay đổi nhưng thói quen thì không. Men răng của trẻ rất yếu, rãnh ở răng hàm lại sâu nên nhiều cặn thức ăn bám vào không dễ dàng làm sạch. Chính vì thế, hãy dạy con chải răng thật kỹ, bởi những thói quen khi còn bé có thể theo một con người suốt cả cuộc đời.
Nhai thức ăn ở một bên miệng
Mất đi một hoặc nhiều răng ở một bên hàm nhai, nhiều người có thói quen nhai thức ăn bằng một bên miệng mà không biết rằng thói quen này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nó gây ra sự bất đối xứng giữa hai bên hàm. Nghiêm trọng hơn, nó còn dẫn đến bệnh về thính giác. Vì vậy, hãy gặp nha sĩ để tìm cách điều trị giúp bạn có thể nhai bằng hai bên miệng.
Không dùng chỉ nha khoa để xỉa răng
Không nên xỉa răng bằng những cây tăm gỗ to bởi chúng làm hở kẽ răng và hư lợi. Nên xỉa răng bằng chỉ nha khoa. Bàn chải đánh răng chẳng thể nào tiếp xúc đến những vị trí quá sâu hay làm sạch thức ăn thừa dính vào răng. Thức ăn thừa sẽ là “nông trại vui vẻ” cho hàng triệu vi khuẩn, làm hư hại lợi. Dùng chỉ tơ nha khoa sau khi đánh răng giúp răng được sạch sẽ hoàn toàn. Làm sạch các mảng bám trên răng cũng ngăn ngừa bệnh viêm lợi.
Chăm sóc răng miệng đúng cách để khỏe mạnh. Ảnh. D.L |
Không lấy sạch cao răng
Cao răng là phần rắn màu vàng nâu bám vào răng được tạo nên từ các khoáng chất và vụn thức ăn trong khoang miệng. Đánh răng thường xuyên cũng không giúp chúng ta lấy sạch cao răng được. Nếu để lâu, cao răng càng bám chặt và phải cần đến nha sĩ với công cụ đặc biệt mới có thể làm sạch chúng. Cao răng còn gây ra nhiều bệnh về răng miệng, bao gồm cả viêm khung xương hàm. Vì vậy, ít nhất một lần mỗi năm hãy đến nha sĩ để lấy sạch cao răng, đảm bảo răng chắc khỏe.
7 cách chăm sóc giúp răng sáng khỏe cả đời
Chúng ta đều biết đánh răng có vai trò rất quan trọng giúp răng chắc khỏe. Nhưng nếu muốn răng trắng sáng đến khi già ... |
Vàng răng và những cách loại bỏ vàng răng
Vàng răng có nhiều lý do như di truyền, tiểu đường, bệnh tim mạch… và khi có tuổi thì răng cũng đổi màu. Cho dù ... |
90% người Việt gặp vấn đề về răng miệng
Các vấn đề người Việt thường gặp là sâu răng, viêm lợi, túi mủ quanh răng và mất răng. |