Ước tính có khoảng 200.000 lao động ngân hàng Mỹ sẽ bị cắt giảm việc làm bởi sự thay thế của robot trong thập kỷ tới. Đây là đợt cắt giảm số lượng nhân sự lớn nhất trong lịch sử tài chính Mỹ.
Đó là kết quả nghiên cứu của Mike Mayo - nhà phân tích cấp cao tại Wells Fargo Securities.
Theo nghiên cứu này, hàng năm, các công ty tài chính Mỹ chi 150 tỷ USD cho công nghệ - nhiều hơn bất kỳ ngành nào khác. Việc này sẽ giúp chi phí vận hành của ngành ngân hàng ở Mỹ giảm xuống. Hiện tại, lương cho nhân viên đang chiếm tới một nửa trong tổng chi phí của các ngân hàng.
Việc áp dụng công nghệ khiến cho các nhân sự khối hỗ trợ nghiệp vụ, chi nhánh ngân hàng, tổng đài và khối khách hàng doanh nghiệp sẽ bị cắt giảm tới 1/3 lao động. Trong khi đó, các công việc liên quan đến công nghệ, như bán hàng và tư vấn, sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi đợt cắt giảm này hơn.
“Đây sẽ là một sự thay đổi lớn đối với các tổng đài và cả với khách hàng bên ngoài. Nhiều người thậm chí còn không biết rằng họ đang nói chuyện với trí tuệ nhân tạo (AI), vì chúng vẫn trả lời câu hỏi bình thường", Michael Tang - tư vấn viên tại Deloitte - cho biết trong báo cáo của Wells Fargo.
Trước đó, nhiều lãnh đạo ngân hàng, công ty tư vấn và chuyên gia phân tích khác đã dự báo nhân lực ngành ngân hàng sẽ sụt giảm mạnh do quá trình tự động hóa.
Hồi tháng 5 vừa qua, McKinsey & Co đưa ra nhận định rằng số lượng nhân sự trực tiếp tiếp xúc với khách hàng trong ngành ngân hàng sẽ bị giảm xuống khoảng 1/3 do sự phát triển của robot.
Phương Anh (Theo Bloomberg)
Nỗi lo thất nghiệp của công nhân Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
Các nhà máy Trung Quốc sản xuất hàng xuất khẩu phải giảm nhân sự và cắt thời gian tăng ca, khiến cho đồng lương của ... |
Làn sóng cử nhân thất nghiệp đổ xô ra nước ngoài của Hàn Quốc
Thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt, ai cũng không thích làm công việc chân tay, khiến thanh niên Hàn Quốc đổ xô ra ... |
Lo thất nghiệp và áp lực thi cử, nhóm nam sinh Ấn Độ lao vào tàu tự tử tập thể
Bốn chàng trai trong cùng nhóm bạn đã lao vào đoàn tàu lửa đang chạy vì áp lực thi cử và lo không xin được ... |