20 nghìn tỷ đồng nợ xấu muốn bán giá thị trường nhưng không có tiền mua

Ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch HĐTV VAMC cho biết khối lượng nợ xấu hiện nay của ngành ngân hàng (tính cả nội và ngoại bảng) vào khoảng 8%, do đó nhu cầu bán nợ theo cơ chế thị trường là có thật đối với các TCTD. Hiện nay, các nhu cầu bán nợ theo thị trường ước khoảng 20 nghìn tỷ.

Tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 vừa diễn ra mới đây, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch VAMC, cho biết dưới góc độ VAMC và các TCTD đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác xử lý nợ xấu trong thời gian vừa qua.

Nhìn lại 1 năm triển khai Nghị quyết 42, hiệu quả xử lý nợ xấu tăng gấp rưỡi so với trước. Lũy kế từ 15.8.2017 đến 15.8.2018, VAMC và các tổ chức tín dụng (TCTD) đã thu hồi gần 100 nghìn tỷ đồng trên 277 nghìn tỷ đồng nợ gốc mà VAMC đã mua và đang quản lý. Đã có 6 TCTD bán 26 nghìn tỷ đồng khoản nợ xấu, có dư nợ 10 tỷ trở lên, cho VAMC. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm từ mức 2,46% vào cuối năm 2016 xuống 2,09% tính đến hết tháng 6 năm nay.

20 nghin ty dong no xau muon ban gia thi truong nhung khong co tien mua

Ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch HĐTV VAMC

Tuy nhiên, Nghị quyết 42 đang đi vào cuộc sống trong khi vẫn tồn tại những vướng mắc là thật, dù hầu hết các giải pháp xử lý nợ xấu đã được triển khai nhằm kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh. Trong đó, thiếu nguồn lực cũng là một điểm nghẽn lớn trong việc xử lý nợ xấu.

“Việt Nam khác với các nước là muốn xử lý nhanh triệt để nhưng lại không dùng vốn ngân sách nhà nước. Nhưng ở đây nợ xấu là nợ của cả nền kinh tế. Chính vì vậy với khối lượng nợ xấu hiện nay của ngành ngân hàng nếu tính cả nội và ngoại bảng sẽ vào khoảng 8%. Do đó nhu cầu bán nợ theo cơ chế thị trường là có thật đối với các TCTD”, ông Đông cho biết.

Theo ông Đông, hiện các nhu cầu bán nợ theo thị trường ước khoảng 20 nghìn tỷ. Tuy nhiên, với vốn của VAMC chỉ 2.000 tỷ đồng, chắc chắn không đáp ứng được nhu cầu.

“Chúng tôi được cấp 2 nghìn tỷ, năm vừa qua VAMC cố gắng làm và quay vòng được hơn 3.500 tỷ đồng. Năm nay kế hoạch cũng “kiễng chân” mua bán thị trường 3.500 tỷ đồng, tức là mua gần gấp đôi khả năng hiện có. Với 2.000 tỷ hiện có, nguồn lực của VAMC mới chỉ chiếm 10% nhu cầu thực. Bởi vì muốn mua theo thị trường, mua đứt bán đoạn thì VAMC phải có tiền thực”, ông Đông giải thích.

Vị chủ tịch này cũng chia sẻ thêm rằng, theo Quyết định 1058 của Thủ thướng Chính phủ, vốn điều lệ VAMC được cấp năm 2018 là 5.000 tỷ đồng, đến năm 2020 là 10 ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, đến thời điểm hiện nay, VAMC vẫn chưa được cấp bổ sung vốn.

“Để xử lý nhanh và triệt để nợ xấu, cái đầu tiên VAMC cần đó chính là nguồn lực bởi yêu cầu trong thực tiễn là có nhưng VAMC chưa có điều kiện để làm. Mặc dù có đất dụng võ nhưng chúng tôi không có nguồn lực để làm”, ông Đông bày tỏ.

Về vấn đề vốn cho VAMC, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã lên tiếng đồng ý lộ trình tăng vốn cho VAMC, tăng cường năng lực tài chính và quản trị cho VAMC từ nguồn lực tài chính cho đến nhân sự. Ngoài ra, cũng cần có giải pháp huy động các nguồn lực xã hội, trong và ngoài nước để cơ cấu lại và xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường.

Ngoài việc thiếu nguồn lực, Chủ tịch VAMC còn cho rằng vướng mắc trong xử lý nợ xấu còn nằm ở thủ tục rút gọn tại toà. “Qua theo dõi hơn 2 nghìn dự án đã và đang xử thông qua tòa án và thi hành án. Về thủ tục rút gọn chưa áp dụng được trường hợp này”.

Một vướng mắc nữa, với những dự án bất động sản dở dang VAMC đã thu giữ, nhưng không bán được tài sản cho chủ đầu tư mới, do Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có hướng dẫn cụ thể. “Dẫn tới tình trạng, mỗi một địa phương lại có cách hiểu và cách làm khác nhau. Cho nên, VAMC với địa phương này có thể chuyển giao được tài sản nhưng nơi khác lại không”.

Nói thêm về vấn đề này, Chủ tịch HĐTV Agribank Trịnh Ngọc Khánh, cũng cho rằng việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao và xử lý TSBĐ chưa nhiều. Với tổng số 3.166 vụ tranh chấp dân sự của Agribank và tòa án đang thụ lý giải quyết chỉ có 2 vụ được áp dụng thủ tục rút gọn là quá ít. Agribank đang lúng túng chưa có cách giải quyết với trường hợp phát tán tài sản đảm bảo hơn 500 tỷ đồng bằng hình thức trả chậm 20 năm nhưng phải nộp thuế ngay 40 tỷ đồng làm tăng khả năng tổn thất.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cũng cho biết trong quá trình triển khai xử lý nợ xấu cũng đã đã phát sinh những vướng mắc như thu giữ TSBĐ, chưa có sự phối hợp của chính quyền địa phương, khó thu giữ với những TSBĐ chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế…

20 nghin ty dong no xau muon ban gia thi truong nhung khong co tien mua Ngân hàng xử lý gần 440 tỷ đồng nợ xấu mỗi ngày

Sau một năm Nghị quyết 42 có hiệu lực, ngành ngân hàng đã xử lý tổng cộng 138.290 tỷ đồng nợ xấu, tương đương gần ...

20 nghin ty dong no xau muon ban gia thi truong nhung khong co tien mua Sự thật loạt UBND quận TP. Hồ Chí Minh dính nợ xấu với DN lương thực

Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có thông tin trả lời về việc Trung tâm này cùng ...

20 nghin ty dong no xau muon ban gia thi truong nhung khong co tien mua Bỗng dưng bị "phong thần" nợ xấu

Nhiều khách hàng phản ánh họ bị những khoản nợ “từ trên trời rớt xuống”; có món nợ chỉ một vài ngàn đồng; hay khoản ...

20 nghin ty dong no xau muon ban gia thi truong nhung khong co tien mua Ông Dương Công Minh: \'5 năm không xử lý được nợ xấu, tôi sẽ rời đi\'

Đặt mục tiêu giảm thời gian thực hiện tái cơ cấu một nửa so với kế hoạch được duyệt, ông Dương Công Minh nói với ...

/ http://danviet.vn